Bạn đang xem nội dung tài liệu CV Xin việc ngành du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tầm quan trọng của cv hướng dẫn viên du lịch

Sự lớn lên như thổi của Internet, sự bành trướng mạnh mẽ của các trang web tuyển dụng - lò “sản xuất CV” đa dạng từ thiết kế đến ngôn ngữ cho phép bạn có thể lựa chọn bất kỳ một mẫu CV nào ưng ý. Tuy nhiên, sự bão hòa của biển CV này sẽ sớm đặt bản vào thế khó, đó là không biết rõ nên hay đừng lựa chọn mẫu nào để phù hợp với ngành nghề du lịch của bạn và không rõ về sự uy tín về bản để mô CV để định hướng viết theo ngành nghề du lịch của mình. Thêm nữa, nếu đã tìm hiểu kỹ càng về những mẫu CV này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra về độ “chung chung” đến mức khó tin và điều này không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Cụ thể hơn, hãy tưởng tượng thế này, nội dung về mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng bạn mong muốn trình bày trong bản, bạn có thể tìm thấy trên mọi trang mạng và ở mọi bản CV ngành các ngành khác.

Nếu đặt bạn vào vị trí của nhà tuyển dụng bạn sẽ thấy rằng, tính cạnh tranh của những bản nội dung này không cao và dễ bị che lấp với những bản CV tiếng Việt lẫn CV xin việc bằng tiếng anh ngành du lịch được đầu tư công phu về “ngoại hình" lẫn nội dung. Nhưng với một bản CV thiết kế riêng cho ngành du lịch bởi đội ngũ designer và tham vấn ý kiến chuyên gia về những nội dung quan trọng trong ngành tuyển dụng ứng cử viên cho du lịch, không những đánh bay hoàn toàn những khuyết điểm những phiên bản CV “trăm mẫu như một” mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng trong những giây đầu tiên bởi những đặc điểm đặc thù của ngành. Để bắt đầu tạo ấn tượng với phần nội dung cho CV du lịch hấp dẫn. Bạn cần một vài gợi ý cụ thể sau đây để trình bày cho thật hoàn hảo.

Hoạt động và dự án tham gia

Nhà tuyển dụng không thể thấy được mức độ rèn luyện của bạn như thế nào, bạn có đủ năng động để phù hợp với vị trí ngành mà họ đang tuyển hay không. Khác với các công việc liên quan đến nghiên cứu hay văn phòng, du lịch là ngành thực hành và hoạt động và những dự án có được là rất quan trọng. Nó sẽ là điểm nhấn giúp tôn lên CV du lịch của bạn, ngay cả khi bạn chưa đủ kinh nghiệm. Một số hoạt động và dự án có thể tôn làm đẹp CV của bạn trong mắt nhà tuyển dụng bao gồm: Tham gia câu lạc bộ Freetourguide để rèn luyện tiếng Anh và học hỏi kinh nghiệm, tình nguyện như mùa hè xanh...Có thể nghe có vẻ không liên quan đến du lịch lắm, nhưng tất cả chúng đều hướng đến trau dồi cho bạn kỹ năng mềm.

Người tham chiếu là thông tin duy nhất xuất hiện trên CV mà không có trên Resume hay Portfolio có tác dụng giúp nhà tuyển dụng kiểm tra được tính chính xác của thông tin của ứng viên đã được trình bày trước đó. Đối với CV xin việc du lịch nói riêng và ngành khác nói chúng, bạn có thể áp dụng theo cấu trúc: trưởng bộ phận của bạn ở công ty cũ, người thực sự hiểu công việc cụ thể chuyên ngành du lịch của bạn, người am hiểu về bạn...Bạn cần cung cấp số tên và số điện thoại chính xác để doanh nghiệp tiện liên lạc nếu cần nhé.

Bên cạnh những thông tin quan trọng này, nếu cảm thấy nội dung CV của bạn quá mỏng, có thể bổ sung thêm phần sở thích. Chú ý là những nội dung không quá quan trọng, song chỉ để cập đến những sở thích có liên quan đến ngành của bạn như : thích đi du lịch, xem phim... Trong quá trình viết CV xin việc du lịch, bạn cũng cần chú ý một số bị quyết sau để khai “kẻ phá hoại sau” để làm cho CV của mình thêm phần hấp dẫn.

Cách viết mẫu CV xin việc ngành du lịch mới nhất

Một bản CV du lịch đủ sức hút được nhà tuyển dụng đó phải là sự kết hợp giữa hai yếu tố “ngoài hình và nội dung”. Bản CV xin việc du lịch đó không chỉ đơn thuần là bản tóm lược thông tin cá nhân liên quan phù hợp với ngành du lịch mà căn cứ vào đó để nhà tuyển dụng xác định bạn có phải ứng cử viên sáng giá phù hợp với công việc mà công ty họ ứng tuyển hay không. Ông cha ta có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, vậy chúng ta hãy khám phá xem phần gỗ của một CV xin việc du lịch tốt được cấu thành từ những nhân tố nào. Trong cấu trúc của một CV xin việc du lịch chuẩn, bạn có thể sáng tạo, có thể trình bày theo cách sáng tạo, tuy nhiên, cần phải đảm bảo tất cả những nhân tố sau đây: mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, các dự án quan trọng và người tham chiếu.

Đây là phần không hề dễ dàng gì ngay cả đối với người có nhiều kinh nghiệm. Những gợi ý về viết CV cho người có kinh nghiệm lúc này là rất cần thiết.

Trên thực tế, nhiều người cho rằng, trong CV ngành du lịch tiếng Việt hay CV tiếng anh ngành du lịch, kinh nghiệm, kiến thức văn hóa sâu rộng, kỹ năng dẫn tour hay tư vấn tour du lịch mới quan trọng. Thực ra nhận xét này đúng nhưng chưa đủ. Đối với ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác có tính vất vả và áp lực cao, bên cạnh những đặc điểm về kỹ năng, kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến thái độ làm việc của bạn như thế nào, đam mê của bạn với công việc và tinh thần cầu tiên của bạn ra sao. Trong dĩ nhiên, trong CV trong 1 trang đến 1,5 trang với những nội dung hết sức căn bản, mục tiêu nghề nghiệp chính là “địa hạt” để họ show hết thái độ của mình với doanh nghiệp. Để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy thiện chí của bạn, mục tiêu nghề nghiệp phải trình bày một cách cụ thể, rõ ràng, để cập đến những dự định của bạn sẽ thực hiện trong một đơn vị thời gian gần hay xa gọi là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài.

Trong nội dung ngắn hạn, bạn có thể đề cập tới vấn đề như trau dồi, học hỏi thêm những kinh nghiệm cụ thể hướng về vị trí bạn muốn ứng tuyển. Trong thời gian cụ thể khoảng 2,3 năm cống hiến để vươn lên vị trí cụ thể: Như quản lý hay điều hành tour du lịch chuyên nghiệp.

Đối với mục tiêu dài hạn, bạn có thể để cập đến việc gắn bó lâu dài với công ty để làm điểm nhấn. Đây là mục tiêu gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng nên dù là vị trí điều hành tour hay nhân viên sale tour hay hướng dẫn viên du lịch bạn cần chú ý đến mục này ghi điểm nhé.

Với một số mẫu CV online, một tình trạng bạn thường xuyên gặp phải đó chính là kỹ năng phù hợp với nghề cực kỳ chung chung bao gồm: Kỹ năng tin học văn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Tuy nhiên, ngành du lịch bạn chỉ được lựa chọn những kỹ năng trực tiếp liên quan đến công việc của du lịch của bạn. Ví dụ: bạn nộp CV cho vị trí hướng dẫn viên du lịch bạn cần kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt được xem là điểm nhấn. Đối với một số vị trí như điêu hành tour bạn cần kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm nhóm. Đối với vị trí sales tour, ngoài trình ngoại ngữ tốt, nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ứng viên có khả năng, giao tiếp và đàm phán tốt.

Như vậy, trong ngành du lịch song có nhiều vị trí khác nhau, nhiệm vụ quan trọng của bạn là trình bày theo những gạch đầu dòng những kỹ năng được xem là quan trọng nhất và đảm bảo bạn làm việc tốt ở vị trí đó. Để có thể khoa học hóa cách trình bày CV, một lời khuyên cho bạn khi tạo CV bản word đó là: thiết kế thêm những thanh đánh giá để nhà tuyển dụng có thể nhìn vào đó có thể được kỹ năng của bạn như thế nào.