Nhà hàng Thiên Hồng Phát Hải Phòng là một trong số những nhà hàng hải sản ngon khó cưỡng tại Hải Phòng. Với không gian ấn tượng cùng nhiều món ăn chất lượng được bài trí vô cùng đẹp mắt hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Cùng MIA.vn khám phá ngay về nhà hàng này nhé.
Tiêu chí lựa chọn đồ bảo hộ lao động chất lượng
Chất liệu sản phẩm là yếu tố quyết định đến độ bền, khả năng bảo vệ và sự thoải mái khi sử dụng.
- Chất liệu vải: Nên ưu tiên những loại vải có khả năng chống thấm nước, chống cháy, chống bám bụi, chống tĩnh điện, tùy thuộc vào môi trường làm việc.
- Chất liệu đế giày: Đế giày cần phải có khả năng chống trơn trượt, chống dầu mỡ, chống đinh, tùy thuộc vào môi trường làm việc.
- Chất liệu mũ bảo hiểm: Mũ bảo hiểm cần phải có khả năng chịu lực tốt, được làm từ nhựa ABS hoặc sợi thủy tinh chất lượng cao.
Kích thước và kiểu dáng của đồ bảo hộ lao động cần phải phù hợp với vóc dáng, thể trạng của người lao động.
- Áo ghi lê: Cần lựa chọn áo ghi lê có kích thước phù hợp với vòng ngực, chiều dài phù hợp với chiều cao để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng.
- Giày bảo hộ: Cần lựa chọn giày bảo hộ có kích thước phù hợp với chiều dài bàn chân, độ rộng vừa vặn để đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi di chuyển.
- Mũ bảo hiểm: Cần lựa chọn mũ bảo hiểm có kích thước phù hợp với vòng đầu, đảm bảo vừa vặn để tránh bị rơi ra khi làm việc.
Giá cả đồ bảo hộ lao động trên thị trường Hải Phòng
Giá cả đồ bảo hộ lao động trên thị trường Hải Phòng rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu, thương hiệu, kiểu dáng, tính năng,...
- Giá áo ghi lê bảo hộ: Giá cả áo ghi lê bảo hộ dao động từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng/ chiếc, tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và thương hiệu.
- Giá giày bảo hộ lao động: Giá cả giày bảo hộ dao động từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng /đôi, tùy thuộc vào chất liệu, thương hiệu, tính năng.
- Giá mũ bảo hiểm: Giá cả mũ bảo hiểm dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/ chiếc, tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và thương hiệu.
Lưu ý: Thông tin giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi tuỳ theo thời gian hoặc chính sách của từng xưởng may đồng phục bảo hộ lao động sẽ khác nhau.
Thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ
Nên lựa chọn những sản phẩm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
Liên hệ may đồ bảo hộ lao động uy tín ở Hải Phòng tại đồng phục Thiên Nguyên
Bạn đang tìm kiếm công ty may đồng phục bảo hộ lao động uy tín ở Hải Phòng? Giải pháp đảm bảo an toàn cho đội ngũ làm việc, từ chất liệu bền bỉ đến thiết kế chuyên nghiệp, đều có thể đáp ứng tại đồng phục Thiên Nguyên.
Đội ngũ của đồng phục Thiên Nguyên thấu hiểu rằng đồ bảo hộ không chỉ là trang phục, mà là sự an toàn, là cam kết với sức khỏe người lao động. Dù là trong môi trường khắc nghiệt hay yêu cầu thẩm mỹ cao, chúng tôi luôn tạo ra những bộ đồ bảo hộ phù hợp nhất, được đánh giá cao về tính năng, cũng như chất lượng.
Hãy liên hệ ngay với đồng phục Thiên Nguyên qua thông tin liên hệ bên dưới.
Địa điểm kinh doanh: 178/17A Lê Văn Quới, P. Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
(Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố)
Chùa Thiên Phúc, trước 1945 thuộc xã Tiểu Bàng, tổng Đại Lộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Tên có muộn nhất trước thế kỷ 17, nay thuộc phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; chùa cách trung tâm thành phố khoảng hơn 20 km. Đây là công trình kiến trúc văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, cổ truyền của người dân địa phương và du khách thập phương cầu cho trời yên biển lặng, cuộc sống ấm no.
Theo lời truyền ngôn trong nhân dân, chùa Thiên Phúc được khởi dựng Kỷ nguyên văn hoá Lý - Trần, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (ở thế kỷ 13) Đức Trần Hưng Đạo đã dẫn quân qua khu vực này; do đó khi Người qua đời, nhân dân địa phương đã lập nơi thờ tự tại chùa như một vị Bồ Tát cứu dân độ thế. Trước năm 1813, Chùa Thiên Phúc thuộc xã Tiểu Bàng, tổng Thiên Lộc, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Chùa theo tên gọi được khắc tại 2 tấm văn bia đá thời Lê Dụ Tông (Niên hiệu Vĩnh Thịnh 12 và Vĩnh Thịnh 14). Đặc biệt, trước đây, đình và miếu Tiểu Bàng thờ các vị Thành Hoàng: Tứ vị Thánh Nương (bốn bà hoàng hậu thời kỳ nhà Tống); thờ ngài Nam Hải Đại Vương (Phạm Tử Nghi). Tuy nhiên, trải qua thăng trầm của lịch sử, binh lửa chiến tranh đình, miếu của làng bị tàn phá, nên toàn bộ đồ thờ, nghi vệ Thần Hoàng đã được chuyển về chùa Thiên Phúc thờ như hiện nay; bên cạnh đó còn lưu giữ được một số sắc phong (11) đạo sắc phong của các đời nhà vua như: Vua Quang Trung năm thứ 5 (1792), Cảnh Thịnh năm thứ 4 (1796), Thiệu Trị năm thứ 6 (1845) 2 đạo, Tự Đức năm thứ 3 (1895) 2 đạo, Khải Định năm thứ 9 (1924) 2 đạo.
Chùa Thiên Phúc được toạ lạc theo hướng Tây, được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng rãi với nhiều công trình được quy hoạch hợp lý. Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian chuôi vồ. Kiến trúc nổi bật với đặc điểm cao ráo, đồng thời là sự kết hợp khéo léo giữa vật liệu truyền thống gạch, gỗ xẻ, với vật liệu xây dựng mới; kỹ thuật cao như bê tông sắt thép, sơn bả giống màu gỗ. Toà Phật điện trụ vững nhờ 5 cột khung chữ nhật tạo bởi các đỉnh cột phục chế, đồng thời đó các bộc vì nóc mái kiểu giá chiêng tạo thành 5 gian – 4 vì, 3 gian giữa được bố trí bộ cửa gỗ chế tác theo kiểu “Thượng song – Hạ bàn”. Bên phải toà Phật điện là kiến trúc nhà tổ 5 gian quay hướng Nam, phục dựng theo lối cổ, nhưng chiều cao và diện tích nhỏ hơn so với kiến trúc toà phật điện. Đồng thời, bên phải toà Phật điện còn có một công trình kiến trúc khác, nằm trong tổng thể khuôn viên ngôi chùa, đó là nhà thờ các vị Sư tổ 05 gian, trừ hai gian hồi dùng làm nơi hội họp, tiếp khách. 03 gian chính giữa quay hướng Nam, đặt các đồ thờ tự như bát hương, đèn nến... Đáng chú ý tại gian thờ Tổ này, có ban thờ Đức Trần Triều. Phần cung chuôi vô của toà Phật điện bài trí các pho tượng Phật. Nơi cao nhất là nơi ngự của Bộ tượng Tam Thế tên gọi đẩy đủ là “Thường trụ Tam Thế”, điệu pháp thân gồm 3 pho tượng tự nhau. Hàng thứ hai là bộ tượng Di đà Tam tôn, gồm Phật Di Đà ngôi giữa, hai bên là Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại thế chí Bồ Tát. Tiếp theo là pho tượng Quan âm Nam Hải. Hàng thứ tư là các pho tượng Ngọc Hoàng Thượng đế ngự chính giữa, hai bên là các pho Nam Tào – Bắc Đẩu. Phía dưới là: Toà Cửu Long cùng pho tượng Thích ca sơ sinh. Ban thờ bên trái toà Phát điện là ban thờ Tam Toà Thánh Mẫu. Ban thờ bên phải là tượng Đức Ông. Phần diện tích còn lại của toà Phát điện được bài trí các pho tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát và hai pho tượng có kích thước to lớn, đó là 02 pho tượng Hộ Thiện - Trừng ác.
Trải qua nhiều lần tu tạo, đặc biệt là vào năm 2003 – 2004 chùa Thiên Phúc đã thật sự được củng cố, trở thành một điểm di tích khang trang, vững chắc và còn bảo lưu được một số di vật tiêu biểu có giá trị niên đại nghệ thuật như: bia đá 02 chiếc, có niên đại nghệ thuật Lê Trung Hưng thế kỷ 17, Niên hiệu Vĩnh Thịnh 12 và Vinh Thịnh 14, triều Lê Dụ Tông (1705 -1719); 01 chiếc thống đá dùng vào công việc mộc dục (tắm tượng), có khắc Niên hiệu Chính Hoà (1670); đại tự: 02 bức; câu đối: 1 đôi; chuông đồng 01 quả, do Thượng tọa và tín đồ chùa Dư Hàng (Phúc Lâm) cúng tiến năm 1993. Đặc biệt qua nội dung hai tấm văn bia Lê Vĩnh Thịnh 12 (1717) và Lê Vĩnh Thịnh 14 (1719) đã cho thấy việc các vị tu hành cùng nhân dân Bàng La vào thời gian trên đã nhất tâm tu tao cảnh chùa, dựng tam quan, xây thêm thập điện Minh Vương, tạc thêm một số pho tượng thờ... chi tiết quan trọng khác trong văn bia, kèm theo tên, họ, quê quán các vị tu hành, thiện nam, tín nữ từ nhiều miền quê khác nhau làm điều công đức, cúng vào chùa làm vật Tam Bảo, chứng từ Niên đại của chùa vào đầu thế kỷ 18.
Hàng năm chùa tổ chức các hoạt động khoá lễ, dâng lễ phẩm nơi cửa Tam Bảo vào 02 ngày: ngày 06 và ngày 07 tháng Giêng; ngày tế lễ hàng năm như đón đám từ ngày 09 đến 13 - 01, lễ kỳ phúc vào ngày 10- 2 và 10-7. Lệ thay mã chầu vào ngày 25-12.
Ngày 28 tháng 01 năm 2005, Uỷ ban nhân dân thành phố ra quyết định số 178-QĐ/UB về việc xếp hạng và cấp bằng công nhận chùa Thiên Phúc là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp thành phố.