Càng lớn khi tâm sinh lý thay đổi và phát triển, bé càng có xu hướng trầm hơn, không còn sôi nổi như hồi nhỏ. Đó là nguyên nhân vì sao càng lớn khi đi học, bé càng ít phát biểu ý kiến trong lớp. Vì vậy, ba mẹ nên tận dụng khoảng thời gian con học tiểu học để luyện nói tiếng Anh cho bé. Điều này giúp bé tự tin và hình thành tư duy sắc bén khi nói tiếng Anh.
“Giai đoạn vàng” để sửa lỗi phát âm cho bé
Việc sửa lỗi phát âm tiếng Anh khi bé còn nhỏ dễ hơn nhiều so với khi lớn lên. Và giai đoạn học tiểu học là “giai đoạn vàng” để làm việc này. Bạn sẽ kịp thời phát hiện và uốn nắn phát âm tiếng Anh, giúp bé có được “accent” và cách phát âm chuẩn ngay từ đầu, tránh mắc những lỗi cơ bản.
Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh sớm
Nhiều ba mẹ chưa muốn cho trẻ luyện nói tiếng Anh khi còn học tiểu học vì cho rằng con còn quá nhỏ để học tiếng Anh. Tuy nhiên, với ngôn ngữ nước ngoài nói chung và tiếng Anh nói riêng, bé học càng sớm thì càng dễ tiếp thu so với bạn học muộn. Vì thế, luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với tiếng Anh sớm. Từ đó, bạn sẽ hình thành sự yêu thích và đam mê với ngôn ngữ này, tránh tình trạng sợ hoặc ngại học tiếng Anh.
Luyện nói cho học sinh tiểu học giúp bé được tiếp xúc với tiếng Anh sớm
Luyện nói theo các chủ đề đơn giản
Ở độ tuổi này, bạn không nhất thiết phải buộc bé học những từ vựng và luyện nói theo các chủ đề phức tạp. Việc này là quá sức với con vì con chưa đủ hiểu hết những chủ đề đó, hơn nữa, còn làm con mau chán tiếng Anh. Thay vào đó, bạn hãy luyện cho con giao tiếp thật thành thạo những chủ đề cơ bản và thường gặp hằng ngày như: gia đình, chào hỏi, hỏi đường, hỏi sức khoẻ,… Tuy là những chủ đề quen thuộc nhưng chúng lại là nền tảng để con học tiếng Anh lên cao sau này. 4. Tạo môi trường cho bé luyện tập thường xuyên Đây là tuyệt chiêu vô cùng quan trọng khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Ngoài những kiến thức được học trên trường, bé cần có môi trường để luyện tập nói tiếng Anh hằng ngày. Ba mẹ có thể trò chuyện trực tiếp cùng con bằng tiếng Anh, hoặc đưa bé đến những nơi có nhiều người nước ngoài như bờ hồ, các nhà thờ, khu du lịch,…
II/ 5 tuyệt chiêu luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Phát âm chính là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất khi luyện nói tiếng Anh. Như đã nói ở trên, đây là “giai đoạn vàng” để sửa lỗi phát âm cho bé. Vì vậy, bạn hãy tập cho bé thói quen phát âm chuẩn, phát âm có âm cuối và nhấn trọng âm rõ ràng. Điều này giúp bé tránh mắc lỗi phát âm thường gặp và phát âm chuẩn ngay từ nhỏ.
Cần chú ý tới phát âm khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Ngoài phát âm, ngữ điệu cũng là phần quan trọng khi nói tiếng Anh. Hầu hết người Việt khi nói tiếng Anh đều mắc lỗi nói không có ngữ điệu, nhấn nhá, nói đều đều khiến bài nói thiếu hấp dẫn. Vì thế, khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học, ba mẹ hoặc giáo viên cần chú ý rèn ngữ điệu cho con, hướng dẫn con cách lên xuống, nhấn mạnh, ngắt nghỉ giữa các câu.
Bà Đàm Minh Phượng (Bình Thuận) đã tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, có bằng C1 và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung học phổ thông. Bà Phượng hỏi, bà muốn thi tuyển viên chức giáo viên tiếng Anh tiểu học thì cần thêm bằng cấp gì, văn bằng 2 sư phạm tiểu học hay thi chứng chỉ Tesol?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Hiện nay, tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019. Theo đó, để trở thành giáo viên tiểu học bà Đàm Minh Phượng cần “có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên” và “Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm” (Điểm b, Khoản 1).
Để có đủ điều kiện tham dự tuyển làm giáo viên tiểu học, trong trường hợp không có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì bà Phượng cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học (chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hiện có của bà là chứng chỉ dành cho giáo viên trung học phổ thông, không đủ điều kiện dự tuyển giáo viên tiểu học).
GD&TĐ - Độc giả hỏi về điều kiện tham gia thi viên chức làm giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học.
Tôi tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Cử nhân tiếng Anh năm 2012. Tôi đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 do Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cấp. Xin hỏi, nay tôi muốn tham gia thi viên chức làm giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học thì có đủ điều kiện không? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2 hiện tại có còn giá trị hay không? Đỗ Thị Thơm (dothom***@gmail.com)
Ngày 27/1/2022, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD về việc một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trong đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chấp nhận các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã cấp cho các giáo viên trước ngày 22/5/2021 (trong đó có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2). Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với giáo viên đã tham gia hợp đồng giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hiện nay, để tham gia tuyển dụng, giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo không phải là giáo viên thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT ngày 5/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học (có hiệu lực thi thành kể từ ngày 22/5/2021).
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học theo quy định.
Đối tượng áp dụng gồm: Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học (Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ).
Mục tiêu chương trình bồi dưỡng là: Người học có năng lực nghiệp vụ sư phạm tiểu học cần thiết để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục, dạy học gắn với một môn học ở nhà trường tiểu học, góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông.
Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 15, Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển ký Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012), trong đó Điều 3 Chương I nêu rõ 5 nguyên tắc dạy thêm, học thêm:
Thứ nhất, hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
Thứ hai, không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
Thứ ba, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
Thứ tư, không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
Thứ năm, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Vì nhiều lý do khác nhau, học sinh hiện vẫn đang học thêm trong và ngoài nhà trường (Ảnh minh họa. Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn)
Tại Điều 4 Chương I quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm, bao gồm: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, quy định của Bộ nêu rõ: Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc thu và quản lý tiền học thêm (quy định tại Điều 7) để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Theo Điều 8 Chương II Thông tư 17, người dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục; Có đủ sức khoẻ; Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác; Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc; Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).
Người tổ chức học thêm, dạy thêm phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có trình độ mà được đào tạo tối thiểu tương ứng của giáo viên; Đủ sức khỏe; Không thuộc các trường hợp đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kỷ luật, chấp hành về án phạt tù, bị quản chế, cải tạo không giam giữ hoặc bị áp dụng với biện pháp giáo dục ở xã phường, thị trấn; đưa vào các cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh; không bị buộc thôi việc do bị kỷ luật.
Địa điểm tổ chức cần đảm bảo an toàn cho người dạy và người học, ở xa nơi có tiếng ồn, bụi, khí độc… Phòng học thêm cần đảm bảo về diện tích trung bình tính 1,1 m2 trên một học sinh trở lên, có đủ độ chiếu sáng, thông gió theo nhân tạo và tự nhiên, đảm bảo về tiêu chuẩn phòng bệnh, vệ sinh. Kích thước ghế, bàn học sinh, bố trí về bàn và ghế phải đảm bảo theo quy định. Bảng học phải là bảng chống lóa, các màu sắc, kích thước, cách treo đạt yêu cầu theo quy định. Có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh, công trình vệ sinh.
Bên cạnh đó, việc dạy thêm còn chịu chế tài bởi Điều 7 Mục 1 Chương II Nghị định 138/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể:
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định; Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng; Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép; Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này; Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này./.