Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo phương thức và chỉ tiêu (dự kiến) tuyển sinh đại học năm 2024.
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển trường Đại học Thăng Long năm 2024 xét theo điểm thi tốt nghiệp, theo đó ngành cao nhất là 22 điểm, thấp nhất là 19 điểm.
Trường Đại học Thăng Long công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy năm 2024 (theo thang điểm 30) áp dụng cho phương thức 100 (Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT), phương thức 409 (Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế) cho tất cả các tổ hợp xét tuyển như sau:
- Các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo: 22,0 điểm
- Các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Kinh tế quốc tế, Việt Nam học, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Luật Kinh tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, Quản trị khách sạn: 21 điểm
- Đối với tổ hợp xét tuyển không có môn hệ số 2, Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)
- Đối với tổ hợp xét tuyển có môn hệ số 2, Điểm xét tuyển = (Điểm môn hệ số 2 x 2 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) * 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm sàn xét tuyển trường Đại học Thăng Long năm 2024:
C. Đại học Thăng Long công bố điểm chuẩn ĐGNL, ĐGTD, học bạ 2024
Trường Đại học Thăng Long vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy theo ba phương thức: Xét kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức, kết quả kỳ thi ĐGTD của ĐHBKHN và xét tuyển học bạ THPT.
Trường Đại học Thăng Long công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT và điều kiện đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo Đề án tuyển sinh đại học năm 2024) các phương thức xét tuyển sớm như sau:
Phương thức 3A: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức:
- Điểm xét tuyển (theo thang điểm 10): 30* Điểm thi ĐGNL/150 + ưu tiên
- Đủ điều kiện trúng tuyển: 18 điểm
Phương thức 3B: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa tổ chức.
- Điểm xét tuyển (theo thang điểm 10): 30* Điểm thi ĐGTD/100 + ưu tiên
- Đủ điều kiện trúng tuyển: 16.5 điểm
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) ngành Điều dưỡng:
- Điểm xét tuyển: T10+T11+T12+H10+H11+H12+S10+SU+S12/3 + điểm ưu tiên (nếu có)
- Đủ điều kiện trúng tuyển: 24 điểm
- Điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển được xét dựa trên các thông tin dữ liệu đăng ký của thí sinh trên cổng thông tin đăng ký xét tuyển của Trường do thí sinh cung cấp và các dữ liệu khác. Trường hợp có sai sót sẽ được giải quyết theo quy định.
- Để được công nhận nguyện vọng trúng tuyển chính thức theo Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo một trong các phương thức xét tuyển 3, 4 phải đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT từ ngày 18/7/2024 đến 17h ngày 30/7/2024 theo đúng ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển. Nếu thí sinh không đăng ký nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển này lên hệ thống của Bộ GD&ĐT, thì coi như thí sinh từ chối nguyện vọng trúng tuyển vào Trường. Thí sinh sẽ chắc chắn trúng tuyển vào Trường khi đăng ký là nguyện vọng 1.
Xem thêm bài viết về trường Đại học Thăng Long mới nhất:
Đầu tháng 3/2024, Quyết định số 585/QĐ-ĐHQGHN về việc giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, thạc sĩ chính quy, tiến sĩ năm 2024 cho các đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã được ban hành. Theo đó, trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2024, Trường Đại học Ngoại ngữ tuyển sinh 2.350 sinh viên, tăng 400 chỉ tiêu và tuyển sinh thêm ngành Sư phạm tiếng Đức (mở cách năm) so với năm 2023.
Cụ thể, chỉ tiêu chương trình đào tạo chuẩn là 2.000 và liên kết quốc tế là 350. 9 CTĐT ngành Ngôn ngữ là: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Ả Rập, Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia. 5 CTĐT ngành Sư phạm bao gồm: Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Sư phạm tiếng Đức, Sư phạm tiếng Nhật, Sư phạm tiếng Hàn Quốc. Trường tuyển sinh 01 CTĐT quốc tế liên kết với Đại học Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) là Kinh tế – Tài chính.
Trường giữ ổn định bốn phương thức xét tuyển như năm ngoái gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ; Xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp nhiều nhất với 1.000 chỉ tiêu.
Ở phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, ngoài áp dụng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thí sinh có giải quốc gia, quốc tế, trường xét hai nhóm thí sinh khác.
Một là thí sinh dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; thành viên đội tuyển quốc gia thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Các em cần có hạnh kiểm tốt trong ba năm học THPT và có điểm thi tốt nghiệp đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành (mức này sẽ công bố sau).
Hai là nhóm thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế; kỳ thi Olympic, kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Đại học Quốc gia Hà Nội môn Ngoại ngữ; kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Riêng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp địa phương cần có học lực giỏi, điểm trung bình chung ba năm đạt từ 8,5 trở lên.
Với phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, trường xét thí sinh có chứng chỉ VSTEP (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) từ B2 trở lên, do trường tổ chức; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5, TOEFL iBT từ 72 hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác từ B2 trở lên. Những thí sinh này phải có tổng điểm thi tốt nghiệp hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển từ 14 điểm trở lên (bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn).
Ngoài ra, trường xét thí sinh có chứng chỉ A-Level với ba môn (bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn) theo các tổ hợp, đạt từ 60/100 điểm mỗi môn, điểm SAT từ 1100/1600, điểm ACT từ 22/36 trở lên.
Với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng ký cần có điểm thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ đạt từ 6 và điểm bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 80/150 điểm trở lên hoặc điểm bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM đạt từ 750/1200 điểm.
Phương thức xét tuyển thứ tư là dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi, theo từng tổ hợp xét tuyển, trong đó Ngoại ngữ nhân đôi, cộng với điểm ưu tiên. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
Hiện Trường Đại học Ngoại ngữ vẫn đang tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, truyền thông tuyển sinh đại học.
Group trao đổi thông tin và hỗ trợ tư vấn trực tiếp dành cho Thí sinh và Phụ huynh tại Facebook: ULIS Support for K58 (Tư vấn tuyển sinh đại học chính quy năm 2024): fb.com/groups/ulis.k58
Hotline 24/7: 0888.18.1955/ 0979.292.969/ 0986.455.599(LKQT)
Chuyên trang tuyển sinh: ulis.vnu.edu.vn/tuyensinh2024
I. Phương thức xét tuyển Đại học Thăng Long năm 2024:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Xét tuyển thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT và Trường Đại học Thăng Long quy định.
- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với chứng chỉ quốc tế
Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế: chứng chỉ IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFLIBT đạt từ 56 trở lên và đáp ứng điều kiện tổng điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt tối thiểu 14 điểm.
Bảng quy đổi điểm Chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế sang thang điểm 10
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức hoặc kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức
Xét tuyển thí sinh có kết quả thi ĐGNL học sinh THPT còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên hoặc kết quả thi ĐGTD học sinh THPT còn hạn sử dụng do ĐHBKHN tổ chức đạt tối thiểu 55/100 điểm trở lên.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ)
Xét tuyển thí sinh có kết quả thi (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của 03 môn: Toán, Hóa học, Sinh học đạt tối thiểu từ 19,5/30 điểm trở lên, không có đầu điểm nào < 5.0; hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.
- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập cấp THPT (học bạ) với điểm thi năng khiếu
Xét tuyển thí sinh có kết quả học tập THPT (học bạ) trung bình 03 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của môn Ngữ văn ≥ 5.0 (đối với ngành Thanh nhạc), môn Ngữ văn hoặc môn Toán ≥ 5.0 (đối với ngành Thiết kế đồ họa); hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.
II. Ngành tuyển sinh năm 2024 Đại học Thăng Long
ÔN THI TN THPT, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC & ĐGTD TRÊN TUYENSINH247
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY