Triết lý kinh doanh là gì? Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, triết lý kinh doanh đóng vai trò như một la bàn chỉ dẫn doanh nghiệp vượt qua thử thách để vươn đến thành công. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt chỉ chú trọng vào lợi nhuận trước mắt mà thiếu đi bản sắc và vững vàng trong triết lý kinh doanh.
Tăng cường uy tín và hình ảnh thương hiệu
Ở cấp độ bên ngoài, triết lý kinh doanh góp phần xây dựng uy tín và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.
Khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn những doanh nghiệp có triết lý kinh doanh cụ thể, minh bạch và hướng đến lợi ích của họ và cộng đồng. Các nhà đầu tư và đối tác tin tưởng vào những doanh nghiệp có định hướng phát triển rõ ràng, thể hiện qua triết lý kinh doanh sâu sắc và nhất quán.
Đọc thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình tiềm năng nhất hiện nay
Các nội dung thường được bao hàm trong triết lý kinh doanh
Như chúng tôi vừa đề cập, triết lý kinh doanh phản ánh sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Sứ mệnh kinh doanh là lời giải đáp cho các câu hỏi: Doanh nghiệp muốn trở thành một tổ chức như thế nào? Doanh nghiệp kinh doanh cái gì? Doanh nghiệp tồn tại vì điều gì? Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Đích đến của doanh nghiệp là gì? Nói cách khác, sứ mệnh kinh doanh mô tả mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp theo đuổi, thường là từ góc độ xã hội hoặc nhấn mạnh vào trách nhiệm đối với cộng đồng của doanh nghiệp.
Bằng cách trả lời câu hỏi: “Chúng ta kỳ vọng đạt được điều gì trong tương lai?”, doanh nghiệp sẽ xác định được tầm nhìn kinh doanh của mình. Tầm nhìn của doanh nghiệp cần có ý nghĩa và đầy cảm hứng để tác động tích cực đến tinh thần làm việc của nhân viên.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những chuẩn mực chung nhằm định hướng hoạt động của tất cả các thành viên trong tổ chức, bao gồm:
Hệ thống giá trị cốt lõi là cơ sở để quy định và xác lập các tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là thành phần không thể thiếu và ít thay đổi của tổ chức. Đối với những doanh nghiệp đề cao việc xây dựng văn hóa tổ chức, họ luôn xem nguồn lực con người và đức tính trung thực, liêm chính,… là những mục tiêu cao cả cần hướng đến.
Triết lý kinh doanh của Google
Google đặc biệt đề cao vai trò của nhân viên. Triết lý này được tóm gọn trong câu nói “Nhà quản lý phải là người phục vụ các nhân viên”, thể hiện sự tập trung tuyệt đối vào việc trao quyền và tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.
Điểm cốt lõi của triết lý này nằm ở việc xem trọng con người hơn lợi nhuận. Google không chỉ đơn thuần xem nhân viên là nguồn lực lao động, mà còn trân quý họ như những đối tác, những nhà sáng tạo, những bộ óc đầy tiềm năng. Nhờ vậy, mỗi cá nhân đều cảm thấy được tôn trọng, được tin tưởng và được khuyến khích phát triển tiềm năng.
Thống nhất nội bộ, tạo nên sức mạnh tập thể
Giống như một sợi dây vô hình, triết lý kinh doanh gắn kết các thành viên trong tổ chức, tạo nên tinh thần đồng đội, hướng đến mục tiêu chung. Mỗi cá nhân đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân, cùng nhau nỗ lực vì sứ mệnh chung.
Khi hiểu rõ mục đích và giá trị cốt lõi của tổ chức, nhân viên sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng, có thêm động lực để cống hiến hết mình. Hơn nữa, triết lý kinh doanh còn là lời tuyên bố đanh thép về bản sắc của doanh nghiệp, giúp thu hút những nhân tài có chung tầm nhìn và mục đích, tạo dựng đội ngũ nhân viên xuất sắc, góp phần vào thành công lâu dài.
Triết lý kinh doanh của Vinamilk
Triết lý hoạt động của Vinamilk được tóm gọn trong lời tuyên ngôn: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.
Lời tuyên bốn này không chỉ thể hiện tầm nhìn mà còn là định hướng cho mọi hành động của Vinamilk, hướng đến mục tiêu mang đến những sản phẩm từ sữa và thực phẩm chất lượng cao, được đánh giá cao và yêu thích tại nhiều nơi trên thế giới.
Ngoài ra, Vinamilk luôn xem khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đối đến lợi ích và nhu cầu của khách hàng.
Tiêu chí phân biệt các triết lý kinh doanh “sâu sắc” và “hời hợt”?
Để phân biệt giữa các triết lý kinh doanh “sâu sắc” và “hời hợt”, doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí sau:
Tiêu chí nhận biết Triết lý kinh doanh “hời hợt”
1. Mục tiêu tăng trưởng mơ hồ: Nhiều doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tăng trưởng chung chung, thiếu tính thực tế và không giải thích rõ ràng cách thức đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, “Tăng gấp đôi doanh thu trong vòng 2 năm” nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại thiếu định hướng cụ thể về phương pháp và hành động.
Mục tiêu tăng trưởng cần được cụ thể hóa bằng những con số và chiến lược hành động rõ ràng, cũng như cam kết một cách thuyết phục về lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng và xã hội.
2. Quá chú trọng vào thị phần: Việc tập trung thái quá vào thị phần có thể khiến doanh nghiệp trở nên thiển cận và chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Ví dụ, “Đạt 20% thị phần trong 3 năm tới” là một mục tiêu thể hiện tính cạnh tranh cao nhưng lại bỏ qua nhu cầu của khách hàng và những đóng góp cho cộng đồng.
Thay vì chỉ tập trung vào việc đánh bại đối thủ, doanh nghiệp nên hướng đến việc tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng và đóng góp tích cực cho xã hội, từ đó nâng cao vị thế thương hiệu một cách bền vững.
3. Chỉ tập trung vào mục tiêu nội bộ: Một triết lý kinh doanh chỉ tập trung vào lợi ích nội bộ hoặc dựa trên sự so sánh với đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng và đối tác.
Thay vào đó, triết lý kinh doanh cần hướng đến những giá trị mang tính cộng đồng và tạo được tiếng vang với các bên liên quan.
Ví dụ về một số triết lý kinh doanh “kém cỏi”:
1. Triết lý của một công ty sản xuất: “Trở thành nhà sản xuất lớn nhất khu vực vào năm 2025.”
Tại sao triết lý này kém hấp dẫn? Triết lý này chỉ tập trung vào quy mô mà không đề cập đến cách thức tăng trưởng, cũng như bỏ qua lợi ích cho khách hàng hoặc xã hội. Nó thiếu sức hút về mặt cảm xúc và không cung cấp định hướng rõ ràng ngoài tăng trưởng định lượng.
2. Triết lý của một nhà bán lẻ thời trang: “Vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong mọi thị trường mà chúng tôi tham gia.”
Sai lầm của triết lý này là gì? Triết lý này chỉ thể hiện khát vọng cạnh tranh mà quên đi các giá trị dành cho khách hàng hoặc cộng đồng. Nó thiếu định hướng rõ ràng để cải thiện hoặc đổi mới và thiếu sức hút về mặt cảm xúc.
Định hướng chiến lược và đưa ra quyết định sáng suốt
Triết lý kinh doanh là nền tảng cho mọi quyết định, từ chiến lược kinh doanh tổng thể đến những công việc hàng ngày. Ví dụ, trong quá trình tuyển dụng, triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp tuyển chọn những ứng viên tiềm năng bằng cách đánh giá khả năng hòa hợp của họ với văn hóa và giá trị của tổ chức.
Khi đối mặt với những thách thức, triết lý kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp, nhất quán với định hướng ban đầu. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn một cách hiệu quả và giữ vững bản sắc của mình.
Triết lý kinh doanh của Vingroup
Triết lý kinh doanh của Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, không chỉ đơn thuần là theo đuổi lợi nhuận mà còn thể hiện mục tiêu “làm đẹp cho đời”.
Câu nói “Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút. Dĩ nhiên trong chiến lược ấy là thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục xây dựng. Cho nên bất kỳ bất động sản nào được giá tốt là mình bán ngay, để có tiền xây cái khác” đã cho thấy rõ điều này.
Vingroup không chỉ tập trung vào việc kiếm lời mà còn luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Tập đoàn đã và đang triển khai nhiều hoạt động xã hội thiết thực như hỗ trợ giáo dục, phát triển y tế và bảo vệ môi trường.