Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Triển vọng tích cực nhưng vẫn cần thận trọng
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy GDP của Việt Nam tăng 6,93% so với cùng kỳ trong quý 2-2024.
Mức tăng này vượt qua kỳ vọng của cả UOB và thị trường là 6,0%, đồng thời cao hơn so với mức 5,87% của quý 1-2024 và mức 6,72% của quý 4-2023. So với cùng kỳ năm trước, mức tăng của quý 2-2024 cao hơn đáng kể so với 4,05% của quý 2-2023.
Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42%, cao hơn nhiều so với mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023. Kết quả tích cực này là tín hiệu lạc quan cho những tháng còn lại của năm 2024, sau năm 2023 đầy khó khăn.
Cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp lớn vào hoạt động kinh doanh. Hoạt động ngoại thương cũng duy trì tốc độ cao trong quý 2.
Đặc biệt doanh số ngành bán dẫn tăng kể từ giữa năm 2023 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì động lực này trong những quý tới.
Mặc dù kết quả quý 2 vượt kỳ vọng và tạo ra tín hiệu tích cực, triển vọng cho nửa cuối năm 2024 vẫn được UOB đánh giá thận trọng hơn.
Lý do là do đối chiếu với số liệu cơ sở cao hơn của nửa cuối năm 2023, cùng với những rủi ro hiện hữu như xung đột Nga - Ukraine và xung đột ở Trung Đông có thể làm gián đoạn thương mại và thị trường năng lượng toàn cầu.
Những động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam
Dù vậy sự phục hồi của nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cùng khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, đều là những yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế của Việt Nam.
UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 là 6,0%, so với mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ là 6,0 - 6,5%.
"Những yếu tố hỗ trợ như sự phục hồi của ngành bán dẫn và chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng này", chuyên gia của UOB nhận định.
Về lạm phát, sự phục hồi của chi tiêu trong nước đã gây áp lực lên giá tiêu dùng, đẩy chỉ số CPI toàn phần của Việt Nam tăng trong quý thứ 5 liên tiếp, đạt 4,39% trong quý 2-2024, so với 3,77% trong quý 1.
Trái ngược với lạm phát toàn phần, CPI cơ bản - loại trừ thực phẩm, năng lượng và hàng hóa do nhà nước quản lý - đã giảm tốc, đạt 2,69% so với cùng kỳ.
Chi phí thực phẩm và nhà ở tăng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát toàn phần, đặc biệt là do giá thịt heo, điện, dịch vụ y tế và giáo dục. Kế hoạch tăng lương tối thiểu 6% kể từ tháng 7 năm 2024 cũng có thể tác động đến lạm phát trong tương lai.
Trước đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 6,0% và 6,2% trong năm 2025.
Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế được đặt ra tại nghị quyết 01 của Chính phủ, để nền kinh tế tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay thì quý 1 phải tăng trưởng 5,2-5,6%, quý 2 tăng trưởng 5,8-6,2%.
Như vậy 6 tháng đầu năm phải đạt là 5,5-6%.
Trong nửa cuối năm còn lại, riêng quý 3 là 6,2-6,7%, 9 tháng tăng trưởng 5,7-6,2% và quý 4 tăng trưởng 6,5-7%.
Giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu như gạo, đường, phở, mì, cà phê... nhấp nhổm tăng, chưa kể các khoản chi phí cố định như tiền điện, nước mùa nắng nóng cũng tăng cao, trong khi lương thưởng "đứng hình" khiến đời sống nhiều người dân khá chật vật.
BNEWS Ngày 18/2, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thông báo Chính phủ nước này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 1,4% xuống 1% do nhiều nguyên nhân.
Ngày 18/2, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thông báo Chính phủ nước này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 1,4% xuống 1% do ảnh hưởng của các cuộc xung đột tại Ukraine và Gaza, gián đoạn hoạt động vận tải qua Biển Đỏ cùng việc các đối tác thương mại chính là Đức và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình TF1 của Pháp, ông Le Maire cũng cho biết Chính phủ Pháp sẽ cắt giảm 10 tỷ euro (10,8 tỷ USD) chi tiêu ngân sách của tất cả các bộ ngành và cơ quan. Cụ thể, 5 tỷ euro từ ngân sách hoạt động của tất cả các bộ, 5 tỷ euro từ ngân sách cho các chính sách công, đáng chú ý là 1 tỷ euro viện trợ phát triển và 1 tỷ euro trợ cấp cải tạo nhà ở dân cư. Ông khẳng định Chính phủ Pháp không tăng thuế và không cắt giảm an sinh xã hội.
Ông Le Maire cũng cho biết chính phủ sẽ đảm bảo Pháp duy trì mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2024 xuống 4,4% GDP. Chính phủ Pháp cũng để ngỏ khả năng điều chính ngân sách bổ sung vào mùa Hè, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và tình hình chính trị.
Dự báo mới của chính phủ Pháp phù hợp với một loạt dự báo tăng trưởng gần đây của Ủy ban châu Âu (EC), Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và cơ quan thống kê INSEE của Pháp về nền kinh tế này.
EC hôm 15/2 hạ dự tăng trưởng GDP năm 2024 của Pháp xuống 0,9%, từ 1,2% dự báo đưa ra vào tháng 1. Trước đó, hồi đầu tháng này, OECD cập nhật dự báo tăng trưởng của Pháp năm 2024 xuống 0,6%. Trong khi đó, INSEE dự báo tăng trưởng theo quý của Pháp chỉ đạt 0,2% trong quý I và quý II.
Kinh tế Pháp năm 2023 tăng trưởng 0,9% sau khi tăng trưởng 2,5% năm 2022 và tăng đột biến 6,4% vào năm 2021.
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong quý II, GDP Mỹ tăng mạnh hơn kỳ vọng nhờ tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu công cùng đi lên.
GDP nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 2,8% trong quý II. Tốc độ này cao hơn quý đầu năm (1,4%) và nhỉnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học trong khảo sát của Dow Jones (2,1%).
Tiêu dùng tăng 2,3% quý trước, mạnh hơn so với mức 1,5% quý I. Chi cho hàng hóa và dịch vụ đều đi lên. Đầu tư của doanh nghiệp cũng thêm 11,6%. Chi tiêu của chính phủ cũng nhích lên trong quý II.
Ngược lại, xuất khẩu tăng 2% và nhập khẩu tới 6,9% - lớn nhất kể từ đầu năm 2022. Thâm hụt thương mại là yếu tố kéo giảm GDP quý trước. Thị trường bất động sản nước này cũng chưa hồi phục nhiều.
Một người bán hàng trên đường phố New York tháng 12/2023. Ảnh: Reuters
Joseph Brusuelas, kinh tế trưởng tại RSM, nhận định các động cơ tăng trưởng đều cải thiện. Báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ vẫn ở giai đoạn bùng nổ trong trung hạn. Mức sống trên cả nước vì thế được nâng lên khi lạm phát hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lương thực tế tăng lên.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - tăng 2,6% trong quý II, giảm so với 3,4% quý I. Không tính giá năng lượng và thực phẩm vốn hay biến động, chỉ số này tăng 2,9% - thấp hơn so với 3,7% quý đầu năm.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết báo cáo GDP khẳng định "chúng ta đang trên đà tăng trưởng và giảm lạm phát ổn định". Quan chức Fed được dự báo giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tuần tới và chờ đến tháng 9 mới giảm lãi. Các phát biểu gần đây của Fed cũng cho thấy họ đã sẵn sàng hành động.
Ngày 25/7, Bộ Lao động Mỹ cũng công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 235.000 tuần trước. Số liệu này thấp hơn dự báo và giảm 10.000 so với tuần trước đó.
Giá dầu thô thế giới sáng nay bật tăng sau số liệu GDP Mỹ, do nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu dầu tăng lên. Mỹ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Dầu Brent và WTI cùng tăng 0,01%, lên lần lượt 82,4 USD và 78,3 USD một thùng.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số DJIA chốt phiên 25/7 tăng 0,2% lên 39.935 điểm. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt 0,5% và 0,9% do nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo.