Tiếng Anh không chỉ khó với người nước ngoài, đôi khi một số từ vựng khó có thể trở thành thử thách với cả những người bản xứ. Một số từ vựng khá khó hiểu, một số từ thì bị lạm dụng quá nhiều tới mức ý nghĩa ban đầu của chúng đã không còn nữa. Việc phát âm tiếng Anh cũng có thể là một vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 10 từ thuộc hàng khó nhất trong tiếng Anh.
Onomatopoeia /ˌɒnəˌmætəˈpiːə/
Phát âm hay đánh vần từ này là một điều rất khó. Từ này có nghĩa là khi bạn phát ra âm thanh liên quan đến điều gì đó. Hay để dễ hiểu, nó được người Việt gọi là từ tượng thanh.
Từ khó nhất không chỉ là những từ dài có nhiều âm tiết mà nó còn là từ có nhiều nghĩa. Left không khó phát âm hay đánh vần. Tuy nhiên, nó có nhiều nghĩa khiến nó trở nên khó khăn đối với những người đang bắt đầu để học tiếng anh.
Left có thể có nghĩa là bên trái của cơ thể bạn hoặc bạn đã để quên một thứ gì đó ở nhà ai đó. Nó cũng có nghĩa bạn là người tự do về mặt chính trị (người theo chủ nghĩa tự do).
Tương tự left, từ park không khó nói nhưng nó đa nghĩa.
Ví dụ: You can park your car in the driveway or go to the park and watch the sunset. ( Bạn có thể đậu xe trên đường lái xe vào hoặc bãi đậu xe và ngắm hoàng hôn.)
Điều này có thể gây nhầm lẫn cho những người chỉ học một nghĩa của từ và sau đó có thể sử dụng sai nghĩa.
Từ này nghe giống hệt như morning (buổi sáng) nhưng được đánh vần hơi khác và có nghĩa hoàn toàn khác. Đối với một người nói tiếng Anh không phải là bản ngữ, hai từ này cực kỳ khó hiểu vì nó nghe có vẻ giống nhau. Nhưng morning liên quan đến thời gian trong ngày. Trong khi mourning có nghĩa là nỗi buồn sâu sắc cho người đã mất.
Amateur là một trong những từ bị viết sai chính tả nhất trong tiếng Anh bởi vì nó có âm đuôi từ tiếng Pháp (-eur). Hầu hết tiếng Anh sẽ có âm đuôi là -er. Ví dụ như harder, colder, freezer, manner,… Nhưng amateur có âm đuôi -eur. Đây là một ngoại lệ đối với một quy tắc tiếng Anh cơ bản.
Nhiều người nghĩ rằng collectible/kəˈlektəb(ə)l/ được đánh vần giống collectable /kəˈlektəbl/, nhưng nó là một từ có đuôi -ible (collectible), khác với -able (collectable).
Rhyme (vần) có vẻ được phát âm như rime và nó đã từng được phát âm như thế. Cho đến những năm 1600, nó đã được thay đổi. Đó là một từ khá khó để phát âm và thường được viết sai chính tả.
Một từ sai chính tả thường gặp khác là “misspelled”. Misspelled có nghĩa là sai chính tả. Nhưng đó không phải là một cách mỉa mai và đáng xấu hổ. Mis-spell là một cách để dễ nhớ chính tả (chơi chữ).
Occasionally có nghĩa là hiếm khi. Việc gấp đôi phụ âm có thể gây nhầm lẫn thường xuyên. Nhiều người thường đặt hai chữ “s” và quên đi chữ “l”: occassionaly.
Twelfth là từ thường dễ bị quên f khi đánh vần. Hầu hết mọi người thậm chí còn không phát âm chữ f.
Weather là một từ phát âm giống như whether.
Chúng có phát âm khá giống nhau nhưng được viết và mang nghĩa khác nhau. Weather liên quan đến nhiệt độ và whether liên quan đến một lựa chọn có hoặc không.
Khi nào sử dụng princip-le và khi nào sử dụng princip-al?
Chỉ cần nhớ rằng principal (noun: người đứng đầu) là chính bạn, là một người. Còn principle (noun) là một nguyên tắc, một lý thuyết.
Floccinaucinihilipilification /ˌflɒksɪˌnɔːsɪˌnaɪhɪlɪˌpɪlɪfɪˈkeɪʃən/
Floccinaucinihilipilification cũng có thể xem là một từ khó nhất trong tiếng anh. Đây là từ dài nhất trong tiếng Anh. Nó gồm 29 chữ cái và 12 âm tiết trong từ. Floccinaucinihilipilification có nghĩa là thấy một điều gì đó vô giá trị. Hay đơn giản là coi việc gì đó là tầm thường.
IRREGARDLESS (THAY VÌ REGARDLESS)
Bạn có thể đã nghe người ta sử dụng từ ‘irregardless’ khi họ có ý nói là ‘regardless’. ‘Regardless’ có nghĩa là “không xem xét tới” hay “bất chấp cái gì đó” (“He maxed out his credit card regardless of the consequences,” – Ông ta đã tiêu thẻ tín dụng quá đà bất kể hậu quả) và hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng bất kể bạn nghĩ gì, ‘irregardless’ không phải là một từ đồng nghĩa! Bởi vì hai lần phủ định (tiền tố -ir có nghĩa là “không” và hậu tố -less có nghĩa là “không có”) nó có nghĩa là “không phải là không xét tới”, có nghĩa thực ra là đối lập với chủ định của người sử dụng. Thật là đau đầu! Vì vậy hãy ghi nhớ: Khi ‘irregardless’ xuất hiện trong từ điển, nó được liệt kê là một từ không chuẩn. Điều này có nghĩa là bất kể sự tồn tại về mặt kỹ thuật của nó, nó không nên được sử dụng bởi những người thích học và sử dụng Tiếng Anh một cách chuẩn xác.
Ai mà biết được một từ nhỏ như vậy lại có thể quá khó hiểu! Trong Tiếng Anh, chúng ta sử dụng ‘who’ để ám chỉ chủ ngữ của câu và ‘whom’ để chỉ đối tượng của nó. Nhưng làm cách nào bạn có thể biết được bạn cần từ nào? Hãy thử tự trả lời câu hỏi với ‘him’ hoặc ‘he’. Nếu ‘him’ có thể là câu trả lời, ‘whom’ là từ bạn cần. (Một mẹo nhỏ là: cải hai từ đều kết thúc với chữ m.) Chẳng hạn: “Who/whom are you going to Brazil with?” (Bạn định đi Brazil cùng ai?) Bạn sẽ trả lời “With him,” hay “With he”? bạn sẽ chọn him – vì vậy whom là từ đúng ở đây!
Đây là một sự cẩu thả về phát âm đối với nhiều sinh viên! Khi bạn nhìn vào từ này, bạn có thể nghĩ rằng nó được phát âm co-lo-nel. Và ai có thể đổ lỗi cho bạn chứ? Tuy nhiên, nó không đơn giản như vậy, vì nó được phát âm là kernel (như một hạt ngô!). Nhưng sao ‘colonel’ cuối cùng lại đánh vần giống như vậy? Vâng, đó là một câu chuyện xưa cũ về từ đi mượn qua quá trình lịch sử. ‘Colonel’ xuất phát từ người Pháp, những người vốn đã mượn từ đó từ người Italy, sau khi họ đã thay đổi một chữ cái (coronel). Sau đó, người Anh đã tóm lấy từ đó cho mình, trước khi cuối cùng thì cả người Pháp và người Anh đã chuyển đổi lại cách đánh vần đi mượn ban đầu (và người Anh chuyển đổi thành một cách phát âm hoàn toàn mới). “Phù!”
Cảm thấy một chút (hoang mang) sau chuyến đi ngắn qua lịch sử ngôn ngữ? Điều đó hoàn toàn có thể. Chúng ta đã đi tới từ khó thứ sáu, một từ khác mà một tiền tố láu cá lại chính là thủ phạm. Bởi vì tiền tố -non có nghĩa là “không”, nhiều người đã lạm dụng từ ‘nonplussed’ với nghĩa là ‘không bối rối’ hay ‘không quan tâm’. Trong thực tế, ‘nonplussed’ có nghĩa là “hoang mang” hoặc “không suy nghĩ được những điều cần phải nghĩ”. Thật không may, từ đó được sử dụng quá thường xuyên theo cả hai cách, ít nhất là trong Tiếng Anh viết, nó thường gây khó hiểu về chủ đích của người viết.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong tòa án. Bạn muốn một người thẩm phám như thế nào trong trường hợp của bạn? Một người thẩm phán disinterested (vô tư) hay một người uninterested (không quan tâm)? Tôi hy vọng bạn chọn người trước! Trong khi một thẩm phán lãnh đạm sẽ ngáp và nhìn lướt qua điện thoại của họ, thì một vị thẩm phán vô tư sẽ dường như biết lắng nghe hơn nhiều đối với mọi khía cạnh trong trường hợp của bạn và phán quyết một cách khách quan. Hãy nhớ rằng: Một ai đó disinterested thì không thiên vị và không đứng về phe nào cả, trong khi một người uninterested là người ngay từ đầu chẳng quan tâm đến điều gì đó.
Từ này rất lớn! Nó nghe có vẻ đơn giản. ‘Enormity’ gần nghĩa với ‘enormous’ (khổng lồ) tới nỗi chúng phải là từ đồng nghĩa. Đúng không? Sai rồi! ‘Enormity’ có nghĩa là ‘cực kỳ độc ác’ theo kiểu gây xấu hổ, lịch sử trung cổ hay của kiểu nhà độc tài tàn nhẫn. Do vậy, cách diễn đạt đặc biệt thường được sử dụng “the enormity of the situation…” là không chính xác. (Trừ khi, trên thực tế, bạn đang thực sự nói về một hành động tội ác. Thứ mà chúng ta không hề mong muốn!)
Một thuật ngữ quân sự để gây nhầm lẫn cho chúng ta! Từ này là một ví dụ về các cách phát âm khác nhau “xuyên Đại Tây Dương” hay là giữa Mỹ và Anh. Trong Tiếng Anh-Anh, từ này được phát âm là leftenant, trong khi ở Mỹ, bạn sẽ nghe thấy loo-tenant. Trong khi đó cả hai nơi đều giữ cùng một cách đánh vần – bạn biết đấy, chỉ để khiến cho nó thú vị! – cách phát âm của Mỹ ngày càng được nghe thấy thường xuyên hơn ở các quốc gia nói Tiếng Anh khác.
Tiền tố đang đóng vai trò gì trong một từ xa lạ như “abash”? Vâng, trong khi “abash” tồn tại (nó có nghĩa là xấu hổ hay bối rối), nó đã không được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ. Mặt khác, phiên bản tiêu cực, unabashed, lại được sử dụng ngày nay và có nghĩa là “không xấu hổ”. Vì vậy lần sau khi bạn đang thực hành Tiếng Anh, hãy nói với một unabashed enthusiam (sự nhiệt huyết không rụt rè)!
Tiếng Anh có thể là một ngôn ngữ khá là khó chịu. Và ngay cả người bản ngữ cũng đôi khi gặp phải một số khó khăn về từ ngữ. Đôi khi các từ tiếng Anh rất khó hiểu. Nhiều lần chúng thường bị sử dụng sai đến nỗi ý nghĩa ban đầu của chúng bị mất đi. Phát âm cũng có thể là một vấn đề của từ đó.
Các từ sau đây được phát âm theo từ điển Oxford Learner’s Dictionaries. Và sau đây sẽ là 10 từ khó nhất trong tiếng Anh mà bạn không ngờ đến.
Tiếng anh được cho là có nhiều từ vựng hơn bất kỳ ngôn ngữ nào khác, vì vậy nó là lý do mà nó có khá nhiều từ khó. Chúng ta có một số từ rất dài và có rất nhiều từ đa nghĩa. Hoặc thậm chí chúng được phát âm tương tự nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Anemone được phát âm là /əˈneməni/. Bạn có thể thấy đó không phải là nó được đánh vần như thế nào. Đây cũng không phải là một từ phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng về từ này. Từ này được bắt nguồn từ Hy Lạp, “wildflower” – hoa dại.