Thẻ tín dụng có hạn mức 0 đồng thực chất là thẻ hết hạn mức. Điều đó có nghĩa là khách hàng đã giao dịch, chi tiêu hết hạn mức được ngân hàng cấp trên thẻ và số dư thẻ sẽ hiển thị 0 đồng.
Cách xem hạn mức của thẻ tín dụng
Hiện nay, ngày càng có nhiều phương thức kiểm tra hạn mức tiện lợi ra đời phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sau đây là 4 cách kiểm tra thông dụng nhất:
Bạn có thể trực tiếp đi đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ gần nhà nhất để nhờ nhân viên kiểm tra hạn mức tín dụng. Khi đi bạn nhớ đem theo các giấy tờ cá nhân quan trọng như Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân để nhân viên có thể kiểm tra danh tính của chủ thẻ.
Khi đã đăng ký các dịch vụ trực tuyến này rồi, bạn không cần phải đi đến các chi nhánh ngân hàng nữa mà có thể xem hạn mức tín dụng ngay tại nhà. Thông tin này sẽ nằm ở các mục khác nhau tùy vào mỗi ngân hàng, nhưng thông thường sẽ nằm trong mục thông tin tài khoản thẻ.
Tuy nhiên khi đăng ký các dịch vụ này, bạn sẽ phải thêm phí dịch vụ nên đừng bất ngờ khi kiểm tra hạn mức tín dụng mà bị trừ đi ít tiền nhé. Mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp đăng ký dịch vụ khác nhau.
Nếu không đăng ký các dịch vụ Mobile Banking, bạn có thể gọi trực tiếp đến nhân viên chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra hạn mức. Tương tự với khi đến các chi nhánh ngân hàng, nhân viên cũng sẽ hỏi bạn những thông tin cá nhân quan trọng để xác định danh tính. Đương nhiên là những thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Khác với dịch vụ Mobile Banking, bạn sẽ không mất phí dịch vụ nhưng bạn sẽ phải mất phí cước điện thoại nhé!
Và cuối cùng là cách kiểm tra tại các cây ATM của ngân hàng. Bạn chỉ cần cho thẻ vào khay nhận thẻ, nhập mã PIN và chọn vào chức năng kiểm tra hạn mức tín dụng. Tra cứu đơn giản và thông tin hiện ra nhanh chóng, nếu in hóa đơn bạn sẽ phải mất một ít phí
Hạn mức tín dụng là gì? Ví dụ của hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng (Line of Credit) là giới hạn mức vay tối đa mà khách hàng của các tổ chức tín dụng được vay; là số dư cho hay hoặc là số dư nợ tối đa vào một thời điểm, thông thường là ngày cuối cùng của một quý, của một năm được ngân hàng quy định trong kế hoạch tín dụng.
Nói cách khác thì ta có thể hiểu hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng của mình vay trong một thời điểm nhất định. Đó là đặc trưng của các tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn giữa hạn mức tín dụng và hạn mức thẻ tín dụng, đây là hai khái niệm khác nhau. Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền mà bạn có thể sử dụng bằng thẻ tín dụng của mình mà không bị phạt. Nếu sử dụng vượt mức thì bạn có thể trả thêm phí.
Các ngân hàng sẽ quy định hạn mức thẻ tín dụng dựa vào lịch sử tín dụng của bạn, thu nhập và tài sản đảm bảo hay uy tín của bạn khi duyệt hồ sơ. Bên cạnh đó, tùy theo mục đích của từng loại thẻ mà hạn mức sẽ khác nhau.
Ví dụ về hạn mức tín dụng như sau: Doanh nghiệp được tổ chức tín dụng cấp cho hạn mức là 200 triệu đồng/tháng.
Như vậy, trong 1 tháng đó, số tiền tối đa mà doanh nghiệp được vay là 200 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp thanh toán 80 triệu đồng trong tháng đó, thì doanh nghiệp sẽ được vay tiếp 120 triệu đồng. Miễn sao số dư khoản vay cuối tháng của doanh nghiệp không được vượt quá hạn mức 200 triệu đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng
Các ngân hàng sẽ dựa vào lịch sử tín dụng của bạn cùng một số yếu tố khác để quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Nếu độ uy tín của bạn cao thì hạn mức tín dụng của bạn sẽ càng cao. Vậy làm sao để ngân hàng có thể kiểm tra được độ uy tín của bạn có cao hay không? Dưới đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn:
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng mà ngân hàng quan tâm đến khi xét duyệt hồ sơ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hạn mức tín dụng của bạn.
Trong quá trình làm hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn phải thể hiện được những tài liệu, chứng cứ để chứng minh thu nhập của mình. Thông thường, nếu thu nhập càng cao thì hạn mức tín dụng mà bạn được cấp cũng sẽ càng cao.
Có công việc ổn định chứng minh rằng bạn có khả năng trả nợ trong dài hạn. Vì vậy ngân hàng thường sẽ kiểm tra nghề nghiệp của bạn trong hồ sơ đăng ký.
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bạn có nợ xấu hay không, ngân hàng sẽ kiểm tra xem số lượng thẻ tín dụng bạn mở có nhiều hay không, thói quen chi tiêu và thanh toán của bạn như thế nào,... Tất cả những thông tin đó sẽ giúp ngân hàng có thêm dữ liệu để suy xét có cấp thêm tín dụng cho bạn hay không.
Điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng
Nối tiếp với khái niệm hạn mức tín dụng là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều kiện để được cấp thẻ mức tín dụng mà các tổ chức tín quy định với khách hàng của mình. Tùy vào mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện buộc phải có như sau:
Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký.
Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với mục đích vay tiền, kế hoạch kinh doanh,...
Hoạt động kinh doanh phải có các phương án khả thi, có năng lực tài chính đầy đủ, khả năng và nguồn trả nợ rõ ràng.
Tài sản sở hữu phải có giá trị đảm bảo khoản vay
Không có lịch sử nợ xấu tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Làm sao để tăng hạn mức tín dụng?
Sau khi đã được duyệt hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng, rất nhiều người sẽ thắc mắc phương thức để tăng hạn mức tín dụng là gì. Sau đây là tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn và bí quyết để tăng hạn mức tín dụng.
Bí quyết để tăng hạn tín dụng
Việc tăng hạn mức tín dụng sẽ không quá khó khăn nếu bạn chứng minh được bản thân là người sở hữu thẻ trách nhiệm, đó là khi bạn:
Thường xuyên thanh toán đúng hạn dư nợ tín dụng.
Thường xuyên chi tiêu bằng thẻ.