Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm là những vấn đề người lao động rất quan tâm. Để giúp người lao động hiểu thêm về vấn đề này, Trang thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật xin giới thiệu với bạn đọc Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 55, 56, 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể như sau:

Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động không?

Căn cứ vào Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;….”

Vậy, theo quy định của pháp luật, công ty khi kí kết hợp đồng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng thì đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Đi làm ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật được tính lương thế nào?

Theo quy định hiện hành, người lao động đi làm vào ngày nghỉ hằng tuần sẽ được tính theo lương làm thêm giờ. Do đó, nếu lịch nghỉ hằng tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được hưởng lương như sau:

* Thứ bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần:

- Tiền lương làm việc ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

- Tiền lương làm việc ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Căn cứ: Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

* Ngày thứ 7, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần trùng ngày nghỉ lễ, Tết:

Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Do đó, nếu đi làm vào ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật mà trùng nghỉ lễ, người lao động sẽ được trả theo lương làm thêm vào ngày lễ.

Như vậy, trường hợp này, người lao động được hưởng lương như sau:

- Tiền lương làm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường)

- Tiền lương làm việc ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường)

Căn cứ: Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ mới nhất

Trên đây là thông tin về tiền lương được trả cho người lao động khi làm vào ngày nghỉ hằng tuần. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Người lao động có bắt buộc phải đi làm thêm vào ngày chủ nhật không?

Căn cứ pháp luật: khoản 2 điều 107 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

Theo quy định vừa nêu, một trong những điều kiện để sử dụng người lao động làm thêm giờ là phải được sự đồng ý của người lao động. trừ một số các trường hợp đặc biệt sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động không được bắt buộc người lao động phải đi làm thêm giờ vào ngày chủ nhật nếu không được sự đồng ý của người lao động.

Có bắt buộc sắp xếp nghỉ hằng tuần vào thứ 7, Chủ nhật không?

Sau mỗi tuần làm việc, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ hằng tuần để nghỉ ngơi. Theo quy định về nghỉ hằng tuần tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động vẫn phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Do đó, tùy từng doanh nghiệp và đặc thù công việc mà người lao động thường được nghỉ từ 01 - 02 ngày/tuần, tương đương khoảng 04 - 08 ngày/tháng.

Việc bố trí ngày nghỉ hằng tuần được nêu rõ tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền quyết định lịch nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày nào đó khác trong tuần. Nội dung này bắt buộc phải ghi nhận trong nội quy lao động.

Theo đó, không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, Chủ nhật mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể bố trí các ngày khác trong tuần để cho người lao động nghỉ theo quy định.

Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thường chọn thực hiện theo chế độ nghỉ Chủ nhật hoặc nghỉ cả thứ 7 và Chủ nhật.

Đi làm ngày nghỉ hằng tuần được trả lương thế nào? (Ảnh minh họa)

Người lao động đi làm vào ngày chủ nhật thì được tính lương như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Theo đó, quy định của pháp luật không bắt buộc ngày chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần của công ty. Công ty có thể lựa chọn một trong các ngày trong tuần làm ngày nghỉ nhưng phải ghi vào nội quy lao động và có trách nhiệm thông báo với người lao động của mình.

Do đó, tiền lương của người lao động đi làm vào ngày chủ nhật được tính như sau:

(1) Trường hợp ngày chủ nhật không phải là ngày nghỉ hằng tuần:

Nếu ngày chủ nhật không phải là ngày nghỉ hàng tuần thì việc người lao động đi làm vào ngày chủ nhật là điều bắt buộc và đúng với quy định. Khi đó tiền lương trả cho người lao động sẽ được trả theo thỏa thuận trong trong hợp đồng, đảm bảo mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật lao động 2019.

(2) Trường hợp ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần:

Nếu công ty đã quy định ngày chủ nhật là nghỉ hằng tuần thì người lao động đi làm vào ngày đó thì người lao động sẽ được hưởng lương vào thêm giờ, với mức lương được quy định như sau:

Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Như vậy, đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ hằng tuần (Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau) thì ngoài được trả lương ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ hằng tuần.

Người lao động đi làm vào ngày chủ nhật thì được tính lương như thế nào? (Hình từ Internet)