Tasco mua lại Bảo hiểm Groupama Việt Nam để thực hiện chiến lược bảo hiểm xe thông qua VETC và các showroom của Savico.

Trưởng thành từ gia đình tan vỡ

Theo lời Vinh, bố mẹ đường ai nấy đi khi anh mới học lớp 3. Bước sang tuổi 15, anh phải sống một mình khi mẹ tái hôn. Từ đó, anh dần tự cô lập bản thân và không còn chuyên tâm học hành.

Lúc đó, chỉ có hội họa mới đem đến cho anh niềm vui sống. Không chỉ bộc lộ năng khiếu vẽ từ khi lên 7, anh đã tự học và sử dụng thành thạo các công cụ Illustrator, Photoshop dù chỉ mới 10 tuổi. "Lúc bấy giờ, mỗi khi đến nhà riêng của bố, tôi thường mò mẫm công cụ Microsoft Paint trên máy tính rồi dần dần tự tìm tòi cách dùng những phần mềm khác. Việc thiết kế đã giúp tôi tìm ra đam mê của mình và phần nào vượt qua được cú sốc thời thơ ấu", anh nhớ lại.

Anh Trần Quang Vinh, người sáng lập công ty cung cấp phần mềm hỗ trợ người trầm cảm bằng trí tuệ nhân tạo

Tốt nghiệp THPT, thay vì học đại học, anh chọn thử sức với công việc thiết kế đồ họa ở nhiều công ty. Đến năm 23 tuổi, anh quyết định theo học ngành thiết kế tại Trường ĐH RMIT (TP.HCM) vì nghĩ mình nên có một bằng cấp. Song song đó, anh dành thời gian nghiên cứu cách xây dựng phần mềm trên điện thoại. Bằng sự nỗ lực của mình, 1 năm sau đó, ứng dụng mà anh thiết kế đã được đưa lên nền tảng App Store ở nhiều quốc gia.

Vinh lập gia đình năm 26 tuổi và 1 năm sau, anh được đề nghị vị trí trưởng phòng thiết kế cho một công ty ở San Francisco (Mỹ) với mức lương hậu hĩnh. Sau quá trình cân nhắc, anh quyết định nghỉ học và chọn con đường lập nghiệp ở xứ người. "Tôi nhận ra bản thân có thể đi xa hơn khi cọ xát với thực tiễn. Dù lúc ấy đã có kinh tế ổn định, tôi vẫn không bỏ lỡ cơ hội làm việc ở Mỹ vì muốn thực hiện hoài bão bấy lâu của mình", anh chia sẻ.

Trớ trêu thay, khi sang Mỹ, anh Vinh mới hay tin công ty đã tái cấu trúc nên không còn tuyển dụng vị trí nói trên. Anh cho biết: "Khi đó, tôi chỉ mang theo 8.000 USD, mức sống ở San Francisco lại quá đắt đỏ. Chẳng hạn, giá thuê một căn phòng ngủ đã lên đến 2.500 USD/tháng. Tuy nhiên, tôi dặn lòng phải cố gắng xoay xở và quyết tâm có được việc làm".

Nghĩ vậy, anh chọn cách ở ghép cùng người khác trong một căn phòng tạm bợ với mức giá 800 USD/tháng. Tuần đầu tiên ở San Francisco, anh ra sức liên lạc với đồng nghiệp, người quen để nhờ giúp đỡ và sau đó đã được kết nối với giám đốc của một người vừa quen. Sang tuần sau, anh tham gia buổi phỏng vấn kéo dài 8 tiếng đồng hồ và kinh qua nhiều vòng tuyển chọn gắt gao để giành lấy vị trí giám đốc thiết kế.

Thời gian đầu ở Mỹ, anh Vinh phải làm cho 4 công ty cùng lúc để gồng gánh gia đình

Một năm sau, anh làm thủ tục để đón vợ con sang Mỹ. Để gồng gánh gia đình, anh đã làm cho 4 công ty cùng lúc và mỗi ngày đều vùi mình trong phòng làm việc từ 7 giờ đến giữa khuya. "Quá khứ luôn nhắc nhở tôi phải thành công nên dù lao lực đến đâu tôi cũng phải cố gắng đến cùng để gia đình có được cuộc sống yên ấm", anh thổ lộ.

Giờ đây, anh đã sở hữu 3 căn nhà riêng ở San Francisco và Texas. Đặc biệt, từ khi đặt chân sang Mỹ, anh đã nhận được nhiều lời mời phỏng vấn từ các công ty lớn về công nghệ như Microsoft, Uber, Sony, Airbnb…

Vực dậy chính mình để giúp người khác

Năm 2019, Vinh đầu quân cho Google sau 2 lần nhận lời mời phỏng vấn từ tập đoàn này. Mọi việc vẫn trên đà thuận lợi cho đến khi bước vào giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. Ở nhà suốt 8 tháng và phải đối diện với nỗi buồn 2 người thân qua đời, căn bệnh trầm cảm kinh niên của anh ngày càng trở nặng.

"Suốt một thời gian dài, tôi tự thấy mình thất bại ê chề, thậm chí nghĩ tới chuyện tự sát. Ngoài ra, tôi đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng điều này lại phản tác dụng khi bản thân dần chai sạn cảm xúc và mất động lực làm việc", anh cho hay.

Sản phẩm Talkbot của Murror.app dự kiến ra mắt vào cuối năm nay và được Apple hứa hẹn sẽ đưa lên App Store

FoodShot! là ứng dụng anh Vinh thiết kế và đã được đưa lên nền tảng App Store của Apple

Đến khi chuyển sang Meta vào đầu năm 2022 và được làm việc từ xa, anh vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề của mình. Dần dà, anh nhận ra cách tốt nhất để chiến thắng bệnh tật chính là giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Từ đó, anh cho ra đời Công ty Murror.app nhằm hỗ trợ người mắc bệnh trầm cảm bằng AI.

Thông qua sản phẩm của Vinh, người dùng có thể giao tiếp với Talkbot (hộp trò chuyện) về mọi chủ đề và nó sẽ giúp họ nhận diện chính xác tình trạng mình đang gặp phải bằng cách làm một bảng khảo sát đánh giá mức độ trầm cảm. Đồng thời, Talkbot còn gợi ý cho người dùng một số bài tập về thiền định, yoga cũng như theo dõi tiến độ sức khỏe tinh thần của họ mỗi tháng.

"Thường mọi người ngại gặp trực tiếp chuyên gia tâm lý vì sợ mình bị đánh giá, hơn nữa chi phí trị liệu cũng không hề rẻ. Do đó, sản phẩm của tôi đề cao tính riêng tư và bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận. Tuy nhiên, nếu nhận thấy người dùng có triệu chứng nặng, Talkbot của Murror.app sẽ khuyên họ nên tìm gặp bác sĩ", anh Vinh nói và cho biết đối tượng anh hướng đến là những người dưới 30 tuổi.

Hiện đội ngũ nhân sự của Murror.app gồm 40 người, trong đó có bác sĩ tâm lý, kỹ sư công nghệ đến từ Mỹ và VN. Tuy sản phẩm dự kiến chính thức "trình làng" vào cuối năm nay nhưng hiện website của Murror.app đã có hơn 2.000 người đăng ký chỉ sau 1 tháng công bố.

Quen biết Vinh đã được 10 năm, anh Brian Lương (38 tuổi), sống tại Massachusetts (Mỹ), đánh giá cao sự chăm chỉ của bạn mình để thành danh trên đất Mỹ. Đồng thời, anh cho rằng Murror.app là một bước tiến trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và có thể giúp người dùng được thoải mái chia sẻ nhờ tính bảo mật cao.

"Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng sau đại dịch Covid-19. Với các liệu pháp đã được thử nghiệm lâm sàng cùng sự hỗ trợ của AI, tôi tin Murror.app sẽ phần nào giúp phòng ngừa tình trạng trên", anh Brian Lương nói và tiết lộ bản thân đã tham gia huy động vốn đầu tư kiêm vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh cho Murror.app.

"Murror.app chính là sứ mệnh cuộc đời tôi. Tôi hy vọng có thể giúp ích cho mọi người bằng tất cả những gì mình có", anh Vinh khẳng định.

“Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ - đúng hơn là hai bài vè - đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…

Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.

Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.

Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó”.

Một trong số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành/Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:/Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,/Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,/Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy/Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,/Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,/Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,/Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,/Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,/Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,/Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,/Quanh đi đến phố hàng Da,/Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh./Phồn hoa thứ nhất Long thành,/Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ/Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ/Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.

Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách

, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu”.

Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.

Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liền nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.

Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.

Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.

Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.

Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình”. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.

Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.

Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.

Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị (1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.