Thời hoàng kim của tăng trưởng bùng nổ, định giá cao, tiền tự do và tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá đã qua. Đối với nhiều startup, thời điểm này đánh dấu cho thời kỳ khủng hoảng. Các nhà sáng lập giờ đây cần phải làm nhiều hơn, chi ít hơn trong khi vẫn đáp ứng các quy định vận hành và tập trung vào con đường sinh lợi nhuận và tạo dòng tiền dương.

Tại sao doanh nghiệp SME thất bại?

Không hiểu nhu cầu thị trường: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại của doanh nghiệp SME. Doanh nghiệp không hiểu nhu cầu của khách hàng, không có sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với thị trường sẽ khó có thể tồn tại và phát triển.

Quản lý kém: Doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, quản lý tài chính kém, quản lý nhân sự kém sẽ không thể vận hành hiệu quả và dẫn đến thua lỗ.

Thiếu vốn: Doanh nghiệp SME thường có quy mô nhỏ, vốn hạn chế nên khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho sản xuất, marketing, nghiên cứu và phát triển sẽ khó có thể phát triển và mở rộng thị trường.

Cạnh tranh gay gắt: Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp SME phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm dày dặn. Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ rất dễ bị đào thải.

Rủi ro thị trường: Doanh nghiệp SME thường có quy mô nhỏ, sức chống chịu kém nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro thị trường như biến động kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh,...

Phân biệt doanh nghiệp SME và Startup

Đôi khi ranh giới giữa doanh nghiệp SME và Startup có thể mờ nhạt và chồng chéo. Bởi một số doanh nghiệp có thể bắt đầu từ một Startup, sau đó trở thành SME khi đã hoạt động ổn định. Sự phân biệt giữa SME và Startup cũng có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia và khu vực.

Thường đã hoạt động trên thị trường một thời gian

Có thể là mô hình mới hoặc đã được chứng minh

Thường là mô hình mới, sáng tạo

Được hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức

Thường được hỗ trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm

Có thể sử dụng công nghệ thông thường và chỉ nâng cấp khi muốn đạt hiệu quả cũng như lợi nhuận tài chính cao hơn

Thiết bị cần tiên tiến hơn những gì đã có sẵn, nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi đề ra

Bắt đầu một doanh nghiệp SME như thế nào?

Bắt đầu một doanh nghiệp SME là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự chuẩn bị.

Xác định nguồn vốn và quy mô kinh doanh

Nghiên cứu thị trường và tìm nguồn cung ứng

Xây dựng đội ngũ Marketing và lập kế hoạch truyền thông

Thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép kinh doanh

SME góp phần quan trọng vào việc phân tán rủi ro kinh tế. Thay vì dựa vào một số ít công ty lớn, sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của sự suy thoái lớn đối với toàn bộ hệ thống kinh tế. Điều này tạo điều kiện cho sự ổn định và sự phục hồi nhanh chóng sau những thách thức kinh tế.

Muốn tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp SME cần chủ động đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc phát triển sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, luôn cập nhật và tận dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong tương lai, các doanh nghiệp SME sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự khéo léo, sáng tạo và năng động của SME sẽ tiếp tục thúc đẩy sự cạnh tranh và đem lại những cơ hội mới cho nền kinh tế toàn cầu. Với sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi, SME có thể tiếp tục phát triển và trở thành những động lực chính của sự tiến bộ và thịnh vượng.

Đáng chú ý, nhiều công nghệ mới như Blockchain, AI, bảo mật, Metaverse, Việt Nam có lợi thế và đứng cùng điểm xuất phát với các nước trên thế giới. Điều này cũng được nhấn mạnh trong một báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát hành mới đây, trong đó nhận định: kỳ lân khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tiếp theo của châu Á và Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam.

Năm 2021, Việt Nam được ghi nhận sự gia tăng vượt bậc về thu hút đầu tư khởi nghiệp với hơn 1,3 tỷ USD, con số kỷ lục trong hoạt động đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam. Báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam của Ngân hàng ADB phát hành tháng 7/2022 cho biết, trong năm 2021, năm lĩnh vực khởi nghiệp hàng đầu thu hút được nguồn vốn lớn nhất là công nghệ tài chính (Fintech) chiếm tới 26,6%; thương mại điện tử chiếm 20,3%; công nghệ giáo dục (Edtech) chiếm 17,2%; công nghệ y tế (Healthtech) chiếm 7,8%; và phần mềm dịch vụ chiếm 6,3%. Trong đó công nghệ y tế và công nghệ nông nghiệp (Agritech) là hai lĩnh vực có tác động xã hội cao và có tiềm năng đóng góp cho phát triển bền vững và đồng đều hơn.

MỨC LƯƠNG NHÀ SÁNG LẬP, CEO STARTUP CÔNG NGHỆ VIỆT THẤP HƠN 27-50% SO VỚI Ở SINGAPORE

CEO và CTO là hai vị trí nền tảng của các startup công nghệ. Vì thế, chế độ đãi ngộ cơ bản dành cho người sáng lập và đội ngũ lãnh đạo C-Suite tương đối ổn định. Theo Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023, mức lương cho những nhà sáng lập và C-suite đã tăng đáng kể kể. Tính từ những vòng gọi vốn thành công từ 0-5 triệu đô la, mức lương trung bình cho các CEO đã tăng 2,4 lần.

Một đặc điểm đáng lưu ý là mức lương trung bình cho các CTO có xu hướng cao hơn các CEO ở giai đoạn đầu, khi các CEO bỏ ra nhiều mồ hôi công sức hơn. Ngoài ra, các CTO không phải là nhà sáng lập startup luôn được trả lương cao hơn so với các CTO và CEO sáng lập. Trong khoảng 6-10 triệu USD, các CTO không phải là người sáng lập startup có mức lương gấp 2 lần so với các CTO sáng lập. Lý do là các CTO không phải là người sáng lập, đặc biệt là ở các startup mới thành lập ở giai đoạn sau, được thuê do có kinh nghiệm hơn và thành tựu đã được xác nhận.

Tại Đông Nam Á, nhìn chung, các CEO và CTO tại Singapore có mức lương cơ bản cao nhất, điều này có thể là do chi phí sinh hoạt cao hơn tại Singapore. Ở giai đoạn đầu, những nhà sáng lập cũng thường đảm nhận thêm một vai trò khác thuộc C-suite, nơi họ có thể trả cho mình mức lương thấp hơn cho công sức bỏ ra.

Mặc dù CTO không phải người sáng lập thường có mức lương khởi điểm cao hơn các C-suite khác, nhưng mức lương của C-suite bắt đầu bình thường hóa khi startup trưởng thành sau đợt kiểm tra cơ cấu đầu tiên - đặc biệt là ở Series B. Ở giai đoạn đầu, vai trò của CFO và CMO có xu hướng tương ứng với vai trò là Trưởng phòng Tài chính và Trưởng phòng Marketing.

Dữ liệu cho thấy các CEO làm việc bên ngoài Singapore nhận được mức lương cơ bản thấp hơn 30-50% so với các đồng nghiệp làm việc tại Singapore. Tương tự, ở Indonesia và Việt Nam, mức lương cơ bản của C-suite thường thấp hơn 27-50% so với mức lương cơ bản của C-suite ở Singapore. Điều này cho thấy rằng mức đãi ngộ cơ bản được điều chỉnh để phản ánh chi phí sinh hoạt tại nơi CEO làm việc.

Ngoài ra, báo cáo cho thấy một số nhà sáng lập và C-suite đã thực hiện cắt giảm lương trong tình hình hiện tại để tiết kiệm tiền mặt, duy trì chế độ mặc định ổn định và duy trì tinh thần của công ty.

“Chúng tôi cho rằng tốc độ tăng lương cơ bản cho các CEO sẽ giảm trong vài năm tới. Trong thời điểm mà bạn đang cắt giảm tiền thưởng, tái cơ cấu và tái cấu trúc đội ngũ nhân lực, thì tốt hơn hết là đóng băng hoặc cắt giảm lương của C-suite”, Lingga Madu, đối tác của Monk’s Hill Ventures cho biết.