Nợ xấu có đi du học được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định đi du học. Dưới đây, Trung Tâm Nhân Lực sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan để chuẩn bị tốt cho việc du học.
Cách 2: Ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Tùy vào từng trường hợp, bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn. Chẳng hạn bạn có thể ủy quyền cho vợ chồng, bố mẹ, anh chị, người thân,… nếu họ sẵn sàng và đủ khả năng chi trả.
Có thể ủy quyền cho người thân hỗ trợ bạn trả tiền nợ xấu
Làm sao để đi du học khi có nợ xấu?
Như chúng tôi có nhắc ở trên, việc cấm xuất cảnh của bạn là “tạm thời” đến khi bạn giải quyết được khoản nợ xấu. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể đi du học sau khi xử lý đúng quy định.
Có 3 cách để bạn thực hiện trong trường hợp mắc nợ xấu mà muốn đi du học.
Cách tốt nhất và ưu tiên nhất dành cho bạn là trả khoản nợ xấu mà bạn đang có. Điều này giúp bạn không gặp khó khăn khi xin visa đi du học.
Mặt khác, quá trình du học đòi hỏi bạn phải có một khoản tài chính cho học phí và chi phí sinh hoạt. Do đó, không còn nợ xấu, bạn cũng không bị gánh nặng tiền bạc quá nhiều khi đi du học.
Tuyệt đối không đổi tên hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để đi du học
Nếu được tư vấn về việc đổi tên hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để trốn tránh việc nợ xấu và đi du học- bạn Tuyệt đối không nên thực hiện. Trường hợp này là không hợp pháp và có thể gây ra những hình phạt nặng nề.
Kết luận: Nợ xấu có thể bị hoãn việc đi du học cho đến khi bạn trả được nợ xấu hoặc có tài sản đảm bảo. Bạn cần quản trị tài chính phù hợp để tránh có nợ xấu và chuẩn bị tài chính tốt nhất cho việc đi du học.Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Nợ xấu có đi du học được không? Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và chuẩn bị đi du học. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Theo Luật sư Nguyễn Thị Thu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Như vậy, khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp thẻ với hạn mức nhất định gọi là hạn mức tín dụng.
Khách hàng sẽ được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu trước, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng.
Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết.
Hiện nay, thông thường các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày, bao gồm thời gian miễn lãi suất giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được gia hạn.
Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.
Với các khoản nợ quá hạn, khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, những khoản nợ từ 02 triệu đồng trở lên và quá hạn trong vòng 36 tháng là ngân hàng có thể lập hồ sơ khởi kiện.
Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, chủ thẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 điều này nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm… Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12-20 năm.
Cũng theo Luật sư, để tránh rủi ro, khách hàng không được đứng tên mở thẻ hộ người khác, tránh trường hợp phải gánh khoản nợ ngân hàng khi người sử dụng thẻ cố tình chây ì không trả nợ.
Ngoài ra, Luật sư cũng khuyến cáo không nên đăng ký mở thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết. Bởi đã có không ít người vì không thường xuyên sử dụng thẻ nên đã quên mất việc từng chi tiêu thông qua thẻ, dẫn đến lãi chồng lãi phát sinh.
Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt việc chi tiêu và trả nợ, mỗi cá nhân không nên mở nhiều thẻ tín dụng. Đặc biệt, khi sử dụng thẻ tín dụng không nên để nợ quá hạn. Phí phạt quá hạn thông thường là khoảng 5% và lãi suất 20%-40% của số dư nợ tối thiểu, tùy ngân hàng.
Khi bị vướng vào nợ thẻ thẻ tín dụng, thông tin khoản nợ của khách hàng sẽ bị chuyển thành nợ xấu trên hệ thống Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), bị cấm tham gia bất kỳ khoản vay nào khác tại ngân hàng.
Để không quên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, khách hàng cần đăng ký dịch vụ ghi nợ tự động tài khoản thanh toán. Bởi nếu khách hàng không trả nợ trong 03 kỳ sao kê liên tiếp, ngân hàng sẽ gửi thông báo nhắc nhở thường xuyên.
Đồng thời, khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng, khách hàng nên ưu tiên mọi cách để trả nợ càng sớm càng tốt, tránh phải chịu những trách nhiệm pháp lý không đáng có.
Có thể xin nộp phạt hành chính sớm không?
Cách 3: Sử dụng một tài sản khác để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền
Nếu bạn không đủ tiền để thanh toán nợ, bạn có thể sử dụng tài sản khác của mình để đảm bảo bạn đáp ứng nghĩa vụ trả khoản nợ xấu. Tất nhiên, giá trị tài sản cũng phải đáp ứng yêu cầu quy định so với số tiền nợ của bạn. Bạn có thể thế chấp các tài sản có giá trị như: sổ hồng, sổ đỏ, cầm cố xe,…
Nếu ngân hàng đồng ý với phương án giải quyết của bạn thì bạn có thể xin visa đi du học như bình thường.
Lưu ý, trong thời gian thế chấp tài sản đảm bảo, bạn nên chuẩn bị tài chính đầy đủ càng sớm càng tốt để tránh việc bị tịch thu tài sản để xử lý nợ.
Để tránh rơi vào trường hợp nợ xấu ngân hàng và các công ty tài chính, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Bạn hãy kiểm soát tài chính của mình trường khi đi vay tiền trả góp. Nên chú ý, chi phí trả nợ không nên vượt quá 1/2 thu nhập.
– Duy trì việc trả nợ đều, tránh bị dồn và tồn đọng trở thành gánh nặng khó gỡ.
– Cân nhắc khi phát sinh và sử dụng thẻ tín dụng. Nếu có dùng thẻ tín dụng, hãy đảm bảo trả nợ không quá 45 ngày. Chi tiêu hợp lý, không chi tiêu quá khả năng thanh toán.
Cân đối tài chính, chi tiêu để không gây ra nợ xấu
Nợ xấu có đi du học được không?
Trả lời: Bị nợ xấu có thể bị hoãn việc đi du học nếu chưa trả được nợ hoặc chưa có tài sản đảm bảo.
Bị nợ xấu có đi du học được không?
Theo quy định về các trường hợp cấm/hoãn xuất cảnh Điều 21, Nghị định 136/2017/NĐ-CP có bao gồm mục 4: “Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.”
Như vậy, khi bị nợ xấu là bạn đang có nghĩa vụ khác về tài chính. Trong một số trường hợp, khi xác định bạn có dấu hiệu trốn nợ, hoặc bạn không có khả năng chi trả nợ, ngân hàng sẽ có quyền đề nghị cấm xuất nhập cảnh. Do đó, bạn sẽ không được xuất cảnh đến khi xử lý khoản nợ xấu này. Và tất nhiên, không được xuất cảnh thì bạn sẽ không thể đi du học được.
Mặt khác, bạn sẽ bị hạn chế xuất cảnh đến khi bạn chưa trả được nợ và bạn không có tài sản đảm bảo. Như vậy, bạn có thể xuất cảnh đi du học nếu đáp ứng được yêu cầu trên.