Cả mình và ông xã sau này đều muốn về Việt Nam nhưng không biết nên để con học ở đâu. Gần đây đọc bài Vì con, tôi ra nước ngoài sống làm mình mất ngủ. Liệu mình có ích kỷ khi cho con về nước không?

Việt Nam sử dụng những ngôn ngữ nào?

Ở Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức. Vậy, khách nước ngoài không biết tiếng Việt thì làm sao để hòa nhập, giao tiếp với người dân bản địa khi sống ở Việt Nam? Đừng quá lo lắng, hiện nay có khá nhiều người Việt Nam có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức cơ bản.

Các yêu cầu về thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

Để có thể nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài bắt buộc phải có hộ chiếu và thị thực hợp pháp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để tìm hiểu đầy đủ thông tin về thủ tục, các bước thực hiện và hồ sơ cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam, hãy truy cập vào Cổng thông tin điện tử Bộ Công an - Dịch vụ hành chính công tại đây.

Thời gian qua, do dịch bệnh bùng phát và có diễn biến phức tạp, Việt Nam đã có quyết định ngừng miễn cấp thị thực điện tử, đơn phương, song phương cho người nước ngoài. Đến nay, tình hình dịch bệnh đã có những cải thiện tích cực, ngày 18/01/2022, Chính phủ đã đưa ra Công văn số 450/VPCP-QHQT với chủ trương tạo điều kiện cho người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể như sau:

Tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh để học tập, làm việc và sinh sống ở Việt Nam

Căn hộ dịch vụ cao cấp ở quận Hoàn Kiếm

Nếu khách nước ngoài muốn thuê căn hộ ở quận Hoàn Kiếm có thể tham khảo các căn hộ dịch vụ cao cấp sau:

Có bao nhiêu người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam?

Tính đến đầu năm 2022, dân số tại Việt Nam là hơn 98,7 triệu người. Trong đó, số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam là hơn 100.000 người. Họ đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần đông trong đó là người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Đa phần người nước ngoài làm việc và sinh sống ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn, điển hình là Hà Nội, Long An, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...

Căn hộ dịch vụ cao cấp ở quận Cầu Giấy

Một số căn hộ cho thuê tại quận Cầu Giấy mà khách nước ngoài có thể tham khảo là:

Căn hộ dịch vụ Somerset Hòa Bình

Tiêm vaccine phòng COVID-19 trước khi đến Việt Nam

Để có thể nhập cảnh và sinh sống ở Việt Nam, người nước ngoài (từ 12 tuổi trở lên) cần đáp ứng những điều sau:

Ngày 21/10/2021, Việt Nam tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vắc xin của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì vậy, người nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp loại giấy tờ này tại Việt Nam và được giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày (nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh).

Người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam chủ yếu ở khu vực nào?

Những khu vực đông người nước ngoài làm việc và sinh sống ở Việt Nam gồm:

Hà Nội: Người nước ngoài chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm thủ đô. Trong đó, tập trung đông nhất là ở các quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đống Đa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Những khu vực nội thành như Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 7, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình,... là nơi được phần lớn người nước ngoài lựa chọn để lưu trú. Ở các quận vùng ven thành phố cũng có người nước ngoài, chủ yếu là người lao động đến từ châu Phi.

Đà Nẵng: Quận Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn là nơi tập trung rất đông người Hàn Quốc và Trung Quốc.

Khánh Hòa: Khu vực thành phố Nha Trang tập trung rất nhiều người Nga, Trung Quốc,... sinh sống.

Bình Dương: Nhiều chuyên gia người nước ngoài làm việc ở các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đông người Nga, Ấn Độ, Philippines, Australia, Hàn Quốc,... ở khu vực thành phố.

Hải Phòng: Tập trung khá đông người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ở các khu đô thị mới, đảo Cát Bà,...

Bắc Ninh: Các khu công nghiệp tập trung rất đông các chuyên gia nước ngoài đến làm việc.

Quảng Ninh: Người nước ngoài sinh sống chủ yếu ở Hạ Long và thành phố Móng Cái.

Lâm Đồng: Đà Lạt là một trong những thành phố thu hút một lượng lớn người phương Tây đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam.

Long An: Nhiều chuyên gia người nước ngoài đến các khu công nghiệp ở Long An để làm việc.

Những điều cần đặc biệt lưu ý dành cho người nước ngoài khi sinh sống ở Việt Nam

Người dân sống ở Việt Nam chủ yếu sử dụng xe máy, taxi, xe buýt để di chuyển. Người nước ngoài có thể lựa chọn các phương tiện kể trên để đi lại. Nếu đến sống ở Việt Nam trong ngắn hạn, khách nước ngoài có thể sử dụng taxi hoặc thuê xe máy ở các điểm cho thuê như khách sạn, nhà nghỉ hoặc đơn vị chuyên cho thuê để thuận tiện di chuyển hơn. Giá thuê xe máy thường dao động ở mức 150.000đ đến 200.000đ cho 1 ngày thuê.

Người nước ngoài cần có giấy phép cho hầu hết hoạt động liên quan đến kinh doanh và làm việc tại Việt Nam. Nếu không có giấy phép, nghĩa là người nước ngoài đang hoạt động bất hợp pháp, sẽ bị trục xuất ngay lập tức.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài được phép mua tài sản hoặc nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên không được phép mua đất đai, vì đó là tài sản thuộc sở hữu của quốc gia. Hiểu đơn giản là người nước ngoài sống ở Việt Nam có thể mua nhà, nhưng mảnh đất để xây nhà thì không. Thay vào đó, người nước ngoài có thể hưởng quyền sử dụng đất trên hình thức là thuê đất có thời hạn là 50 năm.

Theo Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú”.

Việt Nam có an toàn cho người nước ngoài không?

Theo xếp hạng những quốc gia thân thiện nhất thế giới 2021 được đăng tải trên trang World Population Review, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới. Do đó, Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách. Với sự mến khách, hòa đồng, người nước ngoài sẽ dễ dàng kết bạn với người dân bản địa và sinh sống ở Việt Nam lâu dài.

Việt Nam nằm ở vị trí thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới

Tình hình chính trị ở Việt Nam cũng tương đối ổn định, không có khủng bố, an ninh tương đối đảm bảo, du khách có thể yên tâm khi đến tham quan, du lịch và sinh sống ở Việt Nam mà không cần lo ngại nhiều đến các biến động liên quan đến chính trị, khủng bố.

Mức sống ở Việt Nam có phù hợp với người nước ngoài không?

Theo báo cáo của cuộc khảo sát đánh giá và xếp hạng những địa điểm tốt nhất dành cho người nước ngoài sinh sống và làm việc do Tổ chức InterNations công bố ngày 18/05/2021, lấy ý kiến từ hơn 12.000 người thuộc 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 10 trong danh sách. Trong đó, Việt Nam đứng đầu về 2 chỉ số “Chi phí sinh hoạt” và “Tác động của sinh hoạt phí đối với khả năng tiết kiệm tài chính cá nhân”. Có thể thấy, sống ở Việt Nam là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những người nước ngoài muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn nhận được đầy đủ tiện ích.

Hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội được xếp vào những địa điểm có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất Việt Nam. Song, nhiều người nước ngoài lưu trú tại đây vẫn cảm nhận rằng họ thấy hài lòng và muốn tiếp tục làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Mặc dù ở thành phố có mức sống cao hơn những khu vực khác, nhưng mang đến nhiều tiện ích, tiện nghi, cơ sở vật chất và tinh thần cho dân cư của khu vực.