Phải nói rằng Đông Cung đã kế thừa nguyên tác xuất sắc ở một điểm: rất biết cách "hành hạ" nhân vật và khán giả. Chừng như cảm thấy nguyên tác ngược chưa đủ, bản phim đã chủ động gia thêm một số chi tiết khiến nhân vật khổ càng thêm khổ, khán giả buồn càng thêm buồn. Mỗi nhân vật của Đông Cung chịu đựng một kiểu khổ ải khác nhau, và kết cục chung, chính là đều có một kết thúc vô hậu khiến khán giả, độc giả phải suy nghĩ mà day dứt.
Triệu Sắt Sắt: Tin tưởng sâu sắc, đến cùng chỉ là một quân cờ
Nỗi khổ của các nhân vật chính diện có lẽ ai cũng đã rõ, đã cảm nhận được, nhưng thực tế Triệu Sắt Sắt (Hạ Oa), nữ phụ tâm kế dám tranh giành tình cảm của Thừa Ngân với Tiểu Phong, cũng đáng thương không kém. Sắt Sắt xuất thân thế gia, sau trở thành lương đệ của Lý Thừa Ngân. Cuộc đời nàng có một điều ngộ nhận lớn nhất: ngộ nhận Lý Thừa Ngân sủng mình là thực lòng, yêu chiều mình là thực lòng. Đến cùng, Triệu Sắt Sắt hoàn toàn chỉ là một con cờ trong tay Lý Thừa Ngân như bao nhiêu người khác. Bất chấp nàng ở bên hắn bao lâu, đầu gối tay ấp với hắn bao lâu, kết cục chính là hắn hại nàng nhà tan người mất bản thân không giữ nổi. Mà điểm đáng thương của Sắt Sắt so với nữ chính Tiểu Phong, chính là nàng chưa từng có được chút cảm tình thật của Thừa Ngân, và dù nàng có chết cũng chẳng thể để lại chút ăn năn cho hắn như Tiểu Phong. Cho nên, nhìn cho cùng, Sắt Sắt vẫn quả thật là một nữ nhân quá đáng thương rồi.
Tất cả những mặn nồng này đều là giả dối.
Triệu Sắt Sắt đến cùng cũng là một nữ nhân số khổ mà thôi.
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
“Làm hãng” nghe rất quen mà cũng lạ với nhiều người Việt Nam có bạn bè hoặc người thân bên Mỹ. Nếu bạn chưa hình dung ra nó là gì? Xin mời tiếp tục đọc bài viết này.
Làm hãng ở Mỹ có thể hiểu nôm na là làm công nhân (đối với các vị trí bắt đầu) cho các nhà máy sản xuất, nhà kho,… Đây là từ dùng chung cho các công việc khác nhau, dành cho cả nam lẫn nữ, ở nhiều hãng khác nhau.
A Độ: Nhớ tất cả nhưng không thể nói
Sau khi Tiểu Phong và Lý Thừa Ngân được cứu lên từ sông Quên, A Độ (Na Cát Mã) cùng nàng đến Lễ triều. Tiểu Phong đã quên hết mọi chuyện nên có thể tương đối vui vẻ bắt đầu cuộc sống mới, nhưng A Độ thì không quên. Nàng ôm mối hận và đau khổ sống mà không thể lên tiếng, nhìn thấy Lý Thừa Ngân kẻ hại chết ca ca và gia tộc mình cũng không thể trả thù, cốt chỉ để bảo vệ Tiểu Phong được yên bình. Khoảnh khắc Tiểu Phong luyện viết chữ "Gia", nghĩa là nhà, giọt nước mắt cay đắng của A Độ rơi xuống nghiêng mực đã trở thành một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của Đông Cung.
Nhớ mà không thể nói, thực sự là một loại đau khổ tột cùng.
Trong nguyên tác, A Độ không nói chuyện được, tất cả độc giả đều xác định nàng bị câm. Tuy nhiên phim Đông Cung đã thay đổi chi tiết này, rằng A Độ thật ra có thể nói, chỉ là luôn buộc mình giữ im lặng. Chi tiết này, nghĩ theo hướng tiêu cực là giảm đi sự bi thương của truyện, nhưng nghĩ theo hướng khác, có thể nói mà phải giả câm, ngậm miệng sống qua ngày nhìn công chúa của mình dần cảm mến kẻ thù một lần nữa, cũng là một loại đau khổ quá mức rồi. Tất cả những chịu đựng của A Độ, đều chỉ vì Tiểu Phong. Rời cố hương, giữ bí mật, che chắn Tiểu Phong khỏi hiểm nguy, bên cạnh nàng mọi lúc, đến cùng còn vì nàng mà chết, A Độ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả không thua kém cặp đôi chính.
Lý Thừa Ngân: Tiến thoái lưỡng nan bên tình bên quyền
Lý Thừa Ngân (Trần Tinh Húc) hiện tại là "tra nam" bị ghét bậc nhất làng phim Hoa ngữ vì bản tính mưu mô và lợi dụng hết người này đến người khác, kể cả người mà hắn yêu nhất để đạt được mục đích. Hắn lợi dụng tình cảm thuần khiết của Tiểu Phong để dẫn binh triệt Tây Châu, chính tay hạ sát ông ngoại nàng, hại chết mẹ nàng, ép cha nàng phát điên, về sau còn lợi dụng nàng để giết chết Cố Kiếm, không tiếc hy sinh A Độ, kết cục bức chính người hắn yêu vào đường chết.
Lý Thừa Ngân tiếp cận và giành được tình cảm chân thật của Tiểu Phong.
Nhưng hắn vì trả thù và quyền lực đã khiến nàng tan nhà nát cửa.
Tuy nhiên, thân là người của hoàng tộc, tương lai là thái tử, Lý Thừa Ngân có lí do riêng của mình để làm những chuyện nhẫn tâm vô tình đó. Đáng tiếc, hắn có thể vô tình với tất cả chỉ trừ một người, là Tiểu Phong. Đáng tiếc, hắn yêu Tiểu Phong thật lòng, nhưng lại vì hết lí do này đến lí do khác mà lợi dụng nàng, làm khổ nàng dù mỗi lần như vậy, bản thân hắn cũng không hề dễ chịu. Nhân vật Lý Thừa Ngân của Đông Cung thuộc "hàng hiếm" trong giới ngôn tình, phá vỡ hình tượng nam chính chính nghĩa thông thường, chính vì thế mà tình cảm hắn dành cho Tiểu Phong mới càng đượm màu bi thương, khiến người ta ám ảnh không nguôi.
Lý Thừa Ngân đến cuối cùng có thể có tất cả, nhưng đã mất đi Tiểu Phong.
Một vài công việc làm hãng ở Mỹ
Công việc nào cũng có cái khó riêng. Có những công việc nặng đòi hỏi thể chất, có những công việc đòi hỏi kỹ thuật như: hàn, tiện. Cũng có những công việc tương đối dễ.
Thời gian đầu nếu chưa tìm được việc phù hợp sẽ thấy hơi cực. Tuy nhiên nếu tìm được việc phù hợp và làm quen tay thì sau này sẽ ổn định hơn.
Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là cản trở về tiếng Anh. Nên mọi người thường tìm những hãng có người Việt để dễ xin việc.
Ở Mỹ có một luật về công bằng trong lao động, không được kỳ thị người xin việc dựa trên độ tuổi, giới tính, sắc tộc,… Người Việt ai cũng chịu thương chịu khó nên dù sẽ có những người gặp cản trở về ngôn ngữ, tuy nhiên cứ làm việc chăm chỉ thì mọi khó khăn sẽ được vượt qua.
Bài viết “làm hãng ở Mỹ” được tham khảo từ bài viết của Võ Kiến Thành. Admin nhóm Facebook Luật di trú và cuộc sống Mỹ.
Tháng 7.1939, Tổng thống Cộng hòa Pháp Albert Lebrun ký sắc lệnh cho phép tuyển người bản xứ vào làm việc trong đội ngũ khoa học, nghiên cứu của Học viện Viễn Đông Bác cổ, trong đó có người Việt đầu tiên trong thành phần thường trực.
Các thành viên, nhân viên Việt Nam tại Học viện Viễn Đông Bác cổ năm 1936
Học viện Viễn Đông Bác cổ đã quy tụ được các nhà Đông phương học, Việt Nam học uyên bác trong học giới lúc bấy giờ (nhà khảo cổ, sĩ quan quân đội (biệt phái viên), tu sĩ, nhà truyền giáo, nhà ngôn ngữ học, nhà dân tộc học, nhà thực vật học, kiến trúc sư…): Louis Finot, Henri Maspero, Henri Parmentier, Louis Malleret, Paul Lévy, George Cœdès, Léon Vandermeesch, Gustave Dumoutier, Etienne Edmond Lunet de Lajonquière, Léopold Cadière, Maurice Durand, Auguste Bonifacy, Henri Cordier, Paul Pelliot, Louis Bezacier, André-Georges Haudricourt…
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (ngồi giữa) trong buổi lễ bàn giao thư viện sang Ủy ban Khoa học Nhà nước, ảnh chụp năm 1959
Điểm nổi bật của họ là phương pháp nghiên cứu khoa học thực chứng và những điều tra dân tộc học, cắm mình nơi thực địa. Nhờ có Học viện Viễn Đông Bác cổ và tinh thần khoa học châu Âu mà những công trình lịch sử, di tích Việt - Chàm bấy giờ ít được quan tâm được bảo tồn, bảo vệ; những phế tích như Angkor tại Cao Miên, công trình-di sản như Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Hà Nội, chùa Một Cột, chùa Bút Tháp… được phục chế, trùng tu.
Theo sắc lệnh ngày 3.4.1920, Học viện Viễn Đông Bác cổ chính thức tiếp nhận các trợ lý, thư ký, văn thư, phiên dịch tinh thông Hán - Nôm, họa sĩ, thợ ảnh, nghệ nhân điêu khắc… là người bản xứ. Đến tháng 7.1939, Tổng thống Cộng hòa Albert Lebrun ký sắc lệnh cho phép tuyển người bản xứ vào làm việc trong đội ngũ khoa học, nghiên cứu của Học viện Viễn Đông Bác cổ.
Thành viên nghiên cứu (thường trực) người Việt đầu tiên của Học viện Viễn Đông Bác cổ là ông Nguyễn Văn Huyên. Theo Amaury Lorin, trong Paul Doumer: Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), thì ông Huyên được bổ nhiệm làm thành viên dự bị vào năm 1939, rồi thành viên chính thức vào năm 1942. Ngoài ra, còn có những trợ lý nghiên cứu, họa sĩ, cộng tác viên người Việt khác như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Khoan, Trần Văn Giáp, Nguyễn Thiệu Lâu, Trần Hàm Tấn, Lê Dư, Nguyễn Trọng Phấn, Công Văn Trung... Những trí thức người Việt này đã có những đóng góp nhất định trong dòng chảy lịch sử nghiên cứu khoa học của Học viện Viễn Đông Bác cổ, đó là một thế hệ tinh hoa không dễ có, họ góp phần đặt nền móng cho nền khoa học xã hội nhân văn hiện đại ở Việt Nam.
Với đội ngũ nhân sự hùng hậu, Học viện Viễn Đông Bác cổ tiến hành nghiên cứu rộng khắp, từ khoa học nhân văn, giáo dục, văn hóa dân gian, phong tục tập quán, văn học, văn khắc học, Phật học, đến lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á nói chung.
Bảo tàng Blanchard de la Brosse được xây dựng năm 1929 tại Sài Gòn là một trong những bảo tàng của Học viện Viễn Đông Bác cổ, nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM
Để phục vụ khoa học, Học viện Viễn Đông Bác cổ thành lập, trang bị các thư viện, bảo tàng rất quy mô như: Thư viện Học viện Viễn Đông Bác cổ (nay là Thư viện Khoa học xã hội), Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), Bảo tàng Henri Parmentier (nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử TP. HCM), Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế)… Cũng từ rất sớm, Học viện Viễn Đông Bác cổ chú trọng đến công tác đào tạo, giảng dạy; công bố các nghiên cứu bằng hoạt động xuất bản sách chuyên khảo, hoạt động báo chí với sự ra đời của nhiều tập san khoa học. Một tinh thần khoa học rất Pháp trong lòng Đông Dương.
Cho đến nay, những nghiên cứu của các học giả Học viện Viễn Đông Bác cổ được dịch ra tiếng Việt vẫn còn rất khiêm tốn. Mong sao những công trình kinh điển về khảo cổ, kiến trúc Chăm, lịch sử-mỹ thuật của Henri Parmentier, Louis Malleret, Louis Bezacier, Louis Finot…sẽ sớm được xuất bản bằng tiếng Việt trong thời gian tới.