Ngành Y học cổ truyền đã không còn là ngành học xa lạ đối với những sinh viên học y và muốn tìm hiểu để theo ngành y. Vậy đối với ngành Y học cổ truyền, bạn đã biết những gì về ngành học này hay chưa? Hãy cùng đọc những thông tin tổng quan ngành Y học cổ truyền trong bài viết dưới đây nhé.

Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Y học cổ truyền trong bảng dưới đây.

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin I

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin II

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Nam

Giáo dục quốc phòng – an ninh I

Giáo dục quốc phòng – an ninh II

Giáo dục quốc phòng – an ninh III

Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe

Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

Chương trình y tế quốc gia và tổ chức quản lý y tế

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Mức lương ngành Y học cổ truyền

Tùy vào năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được, thì bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh  nghiệm cho bản thân, thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/ tháng. Đối với những bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương đó là  830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.

Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 - 10 triệu đồng/ tháng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ nhận được mức lương nhiều hơn mức trên nếu bạn có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.

Những tố chất phù hợp với ngành Y học cổ truyền

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền thì bạn cần có những tố chất sau:

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Y học cổ truyền và có định hương nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

Y học cổ truyền là gì? Ngành y học cổ truyền học những gì? Câu hỏi này được rất nhiều bạn sĩ tử quan tâm hiện nay. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Các khối thi vào ngành Y học cổ truyền

- Ngành Y học cổ truyền xét tuyển các tổ hợp môn sau:

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Đông y (Y học cổ truyền) là gì?

Y học cổ truyền tên Tiếng Anh là ” Traditional medicine” hay còn gọi là Đông y. Nền Y học này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam xưa, dùng để phân biệt với Tây y (Y học hiện đại phương Tây).

Y học cổ truyền có từ rất lâu đời và để lại những thành tựu to lớn trong việc thăm khám, phòng, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc. Thậm chí còn không dùng thuốc, thay vào đó là dùng phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh.

Cơ sở lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học Âm Dương - Ngũ Hành của Trung Hoa. Khi mà Âm Dương và Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, do vậy việc chữa bệnh Y học cổ truyền nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.

Bên cạnh thuyết Âm Dương, lý luận Đông y còn dựa trên học thuyết kinh lạc, thuyết Thiên Nhân hợp nhất, bát cương và học thuyết tạng tượng.

Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên tứ chẩn gồm: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân) và thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) nhằm xác định bệnh trạng.

Về phương pháp điều trị, Y học cổ truyền dựa trên 4 phương thức: Dùng thuốc uống hoặc ngoài da, châm cứu, cả xoa bóp; vật lý trị liệu.

Công việc chính của các Y sĩ Y học cổ truyền là tham gia công tác dự phòng bệnh, phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu, tổ chức quản lý dịch vụ, chương trình chăm sóc sức khỏe và tham gia công tác nghiên cứu khoa học Y học cổ truyền…

Ngành Y học cổ truyền học những gì?

Ngành Y học cổ truyền nghiên cứu về Y học phương Đông dựa trên cơ sở triết học Ngũ hành - Âm dương cân bằng.

Sinh viên Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu của Y học cổ truyền gồm Châm cứu (Thủy châm, Điện châm, Đầu châm, Châm tê), Dược học cổ truyền (Dược lâm sàng, Thực vật Dược, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế thuốc y học cổ truyền), Dưỡng sinh (xoa bóp, thực dưỡng), Bệnh học ( Bệnh học kết hợp nội khoa, ngoại khoa, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc Y học cổ truyền…)

Không chỉ vậy, sinh viên ngành học này còn được đào tạo chuyên sâu phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền gồm thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp… Không chỉ vậy, sinh viên còn được đào tạo về Y đức thầy thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Riêng với Bác sĩ Y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về phương pháp chữa bệnh gồm thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Sinh viên còn được chú trọng đào tạo Y đức thầy thuốc để sau khi tốt nghiệp sẽ xứng đáng với danh hiệu Lương y mà mình nhận được.

Nhược điểm của y học cổ truyền:

Trong Y học cổ truyền đang sử dụng các loại thuốc uống với công dụng hiệu quả nhưng tác dụng chậm không nhanh như Tây y. Không chỉ vậy, việc bào chế thuốc Tây y khá kỳ công và cực kỳ tốn thời gian. Các loại thuốc này có mùi nặng và khá khó uống.

Bác sĩ Y học cổ truyền sau thời gian học tập còn phải trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm, thực hành rồi mới vào hành nghề. Cho đến nay, các cơ sở y tế khám, chữa bệnh Y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng. Cùng với đội ngũ nhân viên y tế chất lượng và hiểu biết của người bệnh còn hạn chế.

Ngày nay, Y học cổ truyền được đưa vào kết hợp với Y học phương Tây nhằm đưa ra hướng điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Do vậy những bạn học ngành này có tiềm năng lớn trong tương lai và mở rộng cơ hội việc làm.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp Y học cổ truyền là gì? Ngành Y học cổ truyền học những gì? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Ngành Y học cổ truyền hiện nay đã không còn xa lạ đối với những sinh viên học y và muốn tìm hiểu để theo ngành Y. Vậy ngành Y học cổ truyền thì nên học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

1.  Giới thiệu chung về ngành Y học cổ truyền

Ngành Y học cổ truyền (Mã ngành: 7720115) là một ngành học áp dụng các phương pháp cổ truyền dựa trên nền tảng Âm Dương - Ngũ Hành vào điều trị và chăm sóc người có vấn đề về sức khỏe. Sinh viên tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền được trang bị những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền, được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học…

2.  Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền

Để theo học ngành Y học cổ truyền, các thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

•    Đại học Y Hà Nội •    Đại học Y Dược Hải Phòng •    Đại học Y Dược Thái Bình •    Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

•    Đại học Y Dược - Đại học Huế

•    Đại học Y Dược TP.HCM •    Đại học Y Dược Cần Thơ

3.  Các khối xét tuyển ngành Y học cổ truyền

•    B00: Toán – Hóa – Sinh  •    A00: Toán – Lý – Hóa

4.  Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin I

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin II

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Nam

Giáo dục quốc phòng – an ninh I

Giáo dục quốc phòng – an ninh II

Giáo dục quốc phòng – an ninh III

Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe

Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

Chương trình y tế quốc gia và tổ chức quản lý y tế

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

5.  Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là:

•    Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt); •    Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa y học cổ truyền; •    Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc; •    Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh; •    Mở nhà thuốc đông y… •    Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng nếu bạn có chuyên môn tốt.

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Y học cổ truyền. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.