Đóng Đăng nhập Đổi mật khẩu Xác nhận đổi mật khẩu Lấy mã OTP Lấy lại mật khẩu Đặt mật khẩu
Vai trò của các nguồn Luật lao động:
Có thể thấy, căn cứ vào việc xác định phạm vi và định nghĩa về nguồn pháp luật nêu trên, những gì được xác định là căn cứ, cơ sở để xây dựng pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý chung cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động. Đối tượng áp dụng bao gồm : Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại nguồn này quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.(Theo Điều 1 Bộ luật Lao động 2015).
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (chương trình EPS).
Đây là kế hoạch được thực hiện theo nội dung Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam về việc phái cử và tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Theo kế hoạch được thống nhất giữa hai Bộ, năm 2023, Hàn Quốc cần hơn 12.000 lao động ở các ngành nghề là sản xuất chế tạo (6.344 người); ngành xây dựng (901 người); ngành nông nghiệp (841 người); ngành ngư nghiệp (4.035 người).
Năm 2023, nhiều ngành nghề ở Hàn Quốc cần tuyển dụng 12.000 lao động từ Việt Nam.
Kỳ thi tiếng Hàn năm 2023 cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sẽ được tổ chức qua 2 vòng, gồm: Thi năng lực tiếng Hàn (EPS - TOPIK) và thi kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
Người lao động vượt qua vòng 1 mới được tham dự vòng 2. Sau khi đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Điều kiện chung đối với người lao động đăng ký tham gia Chương trình EPS năm 2023 phải nằm trong độ tuổi từ 18 đến 39 tuổi; không có án tích theo quy định của pháp luật; chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc.
Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm.
Không bị cấm xuất cảnh Việt Nam; không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; đủ sức khỏe đi làm việc tại Hàn Quốc theo quy định; không bị mù màu, rối loạn sắc giác.
Người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề.
Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước, trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước.
Bên cạnh yêu cầu chung, mỗi ngành cũng ra điều kiện bổ sung thêm.
Cụ thể, với ngành nông nghiệp, ưu tiên cho lao động tại 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 353 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các xã thuộc các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2023) và các huyện miền núi, vùng cao, hải đảo theo Công văn số 930 của Bộ Nội vụ.
Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành nông nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.
Ngành sản xuất chế tạo và xây dựng, người lao động đang đăng ký thường trú tại các địa phương không tạm dừng tuyển chọn theo thông báo của Bộ LĐ-TB&XH.
Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành đăng ký và về nước đúng hạn hợp đồng (bao gồm trường hợp người lao động đăng ký thường trú tại các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2023).
Đối với ngành ngư nghiệp, điều kiện thêm là người lao động thường trú tại các huyện ven biển và hải đảo (bao gồm các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2023).
Đồng thời, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khỏe và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển, hoặc đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đối với các nghành nghề liên quan đến ngư nghiệp.
Ngoài ra, yêu cầu người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành ngư nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Hàn Quốc vốn là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Năm 2022, số lượng người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc là hơn 9.900 người. Trong đó, lao động sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS đạt hơn 8.900 người.
Hiện nay các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp tục trao đổi với các đơn vị liên quan của Hàn Quốc nới lỏng các điều kiện để lao động trong ngành đóng tàu sớm nhập cảnh Hàn Quốc; thúc đẩy công tác kết nối, hỗ trợ các địa phương trong nước đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ, nhất là các địa phương đang xúc tiến ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác.
Nguồn của Luật lao động là gì?
“Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
Có hai loại nguồn chính của pháp luật nói chung cũng như luật Lao động nói riêng bao gồm:
Tùy vào căn cứ và từng trường hợp ta sẽ phân biệt thuộc loại nguồn nào. Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt Nam, ta cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của nó. Theo đó, nguồn nội dung của pháp luật được xem là căn nguyên khởi nguồn, là xuất xứ của pháp luật bởi bởi lí do nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật. Trong khi đó, nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Thế nhưng, sự phân chia này trên thực tế chỉ có tính chất tương đối.
Theo đó, tương tự, nguồn của Luật lao động là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Nguồn của luật lao động tiếng anh là “Sources of labor law”.
Các loại nguồn của Luật lao động Việt Nam:
Còn nguồn chủ yếu của Luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
– Các văn bản luật bao gồm Hiến pháp (Đây là bộ phận cấu thành không thể thiếu, làm cơ sở để xác định các nguyên tắc, các nội dung định hướng cơ bản của luật lao động), Bộ luật lao động (Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2006, 2007; Bộ luật Lao động năm 2012; Bộ luật Lao động năm 2019) và các luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, =Luật hợp tác xã, Luật công đoàn, Luật đầu tư,…
– Các văn bản dưới luật như pháp lệnh (văn bản do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành) , nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thông tư, chỉ thị,…
Cụ thể, nội dung các loại căn cứ pháp luật lao động như sau:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là nghĩa vụ của Nhà nước phải thực hiện và được quy định trong Khoản 2, Điều 57, Hiến pháp năm 2013. Mặc dù quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đã được nhiều đạo luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện như Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006… nhưng đây là lần đầu tiên, sự khẳng định nghĩa vụ của Nhà nước phải bảo vệ quyền của người lao động đã được ghi nhận trong lịch sử lập hiến và là hành lang pháp lý quan trọng buộc các đạo luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật phải tuân thủ và đưa ra các biện pháp bảo vệ và bảo đảm thực hiện trong thực tế.
Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động đã khẳng định quyền làm việc, được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân, thừa nhận là một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước bảo đảm, hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Công ước số 122 – Công ước về chính sách việc làm mà Việt Nam chuẩn bị tham gia.
Quyền được bảo đảm an sinh xã hội được ghi nhận . Đây là điều mới tiến bộ và thể hiện ở hai điểm mới: Thừa nhận chủ thể thụ hưởng quyền được bảo đảm an sinh xã hội là “Công dân” chứ không chỉ bó hẹp vào hai đối tượng là viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương. Thuật ngữ “An sinh xã hội” chính thức được ghi nhận. Sử dụng thuật ngữ này mang tính khái quát cao, thể hiện sự phát triển trong kỹ thuật lập hiến, không còn kiểu liệt kê một vài quyền, ví dụ như thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội…
An sinh xã hội là một thuật ngữ có nội hàm rộng, là một khái niệm mở và gần đây ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con người, điều chỉnh những nhóm quan hệ như: nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, nhóm quan hệ trong lĩnh vực cứu trợ xã hội, nhóm quan hệ trong lĩnh vực chăm sóc y tế…
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là các trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất việc làm… Điều này là cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành nên ngành luật an sinh xã hội mang tính tổng thể và đồng bộ, giúp cho người dân nói chung và người lao động nói riêng thực hiện quyền được hưởng an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sự công bằng và tiến bộ xã hội.
Nghĩa vụ của Nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền được hưởng các điều kiện làm việc công bằng cho người lao động làm công ăn lương. Trước đây, vấn đề bình đẳng giới và một phần về điều kiện làm việc công bằng cho lao động nữ và nam (Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau) được quy định gộp. Theo đó, quy định về vấn đề bình đẳng giới và quy định về quyền thụ hưởng các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi cho người lao động làm công ăn lương.
Hiểu một cách khái quát về quyền thụ hưởng các điều kiện làm việc công bằng là, với bất kỳ người lao động nào, dù là nam hay nữ, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo… khi thực hiện cùng một công việc, sẽ có các cơ hội được hưởng các điều kiện làm việc ngang bằng nhau, không thiên vị. Bên cạnh đó, chủ thể thụ hưởng quyền này rất rộng, không bị giới hạn trong vấn đề giới tính (lao động nữ, nam) mà còn là những người lao động làm công ăn lương khác như người lao động thuộc các dân tộc khác nhau, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, …
Sự “nội luật hóa” các Công ước mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, theo đó nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định. Quy định của Khoản này thể hiện ba nhóm nội dung chính bị nghiêm cấm thực hiện, bao gồm: nhóm các hành vi phân biệt đối xử; nhóm các hành vi cưỡng bức lao động và nhóm các hành vi sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định.
Trên cơ sở căn cứ pháp lý quan trọng này, các đạo luật chuyên ngành sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nhóm hành vi bị nghiêm cấm này cùng với các biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện trong thực tiễn, thay vì chỉ có một số khẩu hiệu nghiêm cấm cho một số nhóm hành vi thuộc 3 nội dung nêu trên mà không có bất kỳ biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện nào.
Bên cạnh quyền được bảo vệ sức khỏe, người lao động, không phụ thuộc vào lao động có quan hệ lao động hay lao động tự do, giới tính, thành phần giàu – nghèo trong xã hội, đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế. Với quy định “xương sống” như vậy, việc sửa đổi và ban hành các đạo luật chuyên ngành và các chính sách có liên quan đến bảo vệ sức khỏe của người dân trong thời gian tới là điều tất yếu nhằm hướng tới việc giảm bớt tình trạng thiếu công bằng về khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế.
Mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội theo. Trước đây, quy định các đối tượng là người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ; thì nay, nhiều đối tượng khác cũng được bổ sung như người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Theo đó, những người lao động thuộc các đối tượng này cũng là những đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội.