Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông
Ưu điểm của y học cổ truyền:
Y học cổ truyền sử dụng các phương pháp và nguyên liệu chẩn đoán và điều trị bệnh có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc hoàn toàn lấy từ thiên nhiên gồm thân cây, hoa, quả, rễ, lá … sẽ hạn chế tối đa tác dụng phụ với cơ thể người bệnh.
Y học cổ truyền có tác dụng hiệu quả cho người bệnh trong điều trị bệnh mãn tính. Do tính chất bệnh cần điều trị lâu dài sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ. Không chỉ có công dụng điều trị bệnh, Y học cổ truyền còn bổ sung dưỡng chất, mang lại công dụng làm đẹp.
Phương pháp điều trị Đông y bao gồm: châm cứu, dùng thuốc uống hay bôi ngoài da, và cả xoa bóp. Trong đó, phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể.
Trên thực tế, các huyệt, đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể. Do vậy, để điều trị rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì bác sĩ Y học cổ truyền sẽ can thiệp vào huyệt tương ứng và một số huyệt khác để được hỗ trợ nếu cần thiết.
Đáng chú ý: Các huyệt, kinh mạch trong cơ thể không thể dùng giải phẫu, sinh lý của Tây y miêu tả được. Trong thời đại ngày nay việc dùng phương pháp châm cứu như gây tê (gây vô cảm) trong các cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Đông y (Y học cổ truyền) là gì?
Y học cổ truyền tên Tiếng Anh là ” Traditional medicine” hay còn gọi là Đông y. Nền Y học này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam xưa, dùng để phân biệt với Tây y (Y học hiện đại phương Tây).
Y học cổ truyền có từ rất lâu đời và để lại những thành tựu to lớn trong việc thăm khám, phòng, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc. Thậm chí còn không dùng thuốc, thay vào đó là dùng phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh.
Cơ sở lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học Âm Dương - Ngũ Hành của Trung Hoa. Khi mà Âm Dương và Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, do vậy việc chữa bệnh Y học cổ truyền nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.
Bên cạnh thuyết Âm Dương, lý luận Đông y còn dựa trên học thuyết kinh lạc, thuyết Thiên Nhân hợp nhất, bát cương và học thuyết tạng tượng.
Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên tứ chẩn gồm: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân) và thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) nhằm xác định bệnh trạng.
Về phương pháp điều trị, Y học cổ truyền dựa trên 4 phương thức: Dùng thuốc uống hoặc ngoài da, châm cứu, cả xoa bóp; vật lý trị liệu.
Công việc chính của các Y sĩ Y học cổ truyền là tham gia công tác dự phòng bệnh, phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu, tổ chức quản lý dịch vụ, chương trình chăm sóc sức khỏe và tham gia công tác nghiên cứu khoa học Y học cổ truyền…
Điều trị chữa bệnh bằng Y học cổ truyền
Hiện nay các phòng khám YHCT thường vận dụng phương pháp châm cứu, thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp trong điều trị bệnh. Trong đó, việc châm cứu cho bệnh nhân dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể.
Hệ thống các huyệt và đường kinh mạch có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì cần can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ cần thiết. Người thầy thuốc sẽ dựa trên nguyên lý này để điều trị, các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì sẽ thực hiện can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan để hỗ trợ nếu cần thiết.
Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Dù chuyên khoa về YHCT nhưng Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có đầy đủ các chuyên khoa cận lâm sàng thực hiện Chụp chiếu, xét nghiệm, thăm dò chức năng, sản xuất thuốc Đông y.
Bệnh viện khám, nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú, điều trị ngoại trú với các chuyên khoa khám: Nội, ngoại, phụ, nhi, nam khoa, vật lý trị liệu, thủy trị liệu, châm cứu, xoa bóp, xử lý cấp cứu ban đầu. Bệnh viện cũng kết hợp điều trị Đông Tây y mang lại hiệu quả khám chữa bệnh hiệu quả cao và trên nhiều đối tượng người bệnh và nhiều nhóm bệnh khác nhau.
Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Châm cứu Trung ương là cơ sở y tế có uy tín lớn về châm cứu và phục hồi chức năng. Khám, cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh ở tuyến cao nhất bằng phương pháp không dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh…
Bệnh viện được đánh giá tốt về kết hợp tốt giữa y học hiện đại với YHCT trong chẩn đoán và điều trị bệnh, được người bệnh tín nhiệm. Bệnh viện Châm cứu Trung ương sử dụng phương pháp điều trị đa dạng kết hợp giữa YHCT và Y học hiện đại gồm:
Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Viện YHCT Quân đội là đơn vị đầu ngành về YHCT trong toàn quân và là một trong 5 cơ sở Y học cổ truyền lớn tại Việt Nam.
Hiện tại, Viện điều trị có hiệu quả trên 50 mặt bệnh bằng phương pháp kết hợp Đông - Tây y. Từ kết quả thừa kế, điều trị và nghiên cứu khoa học, tới nay, Viện đã tạo ra được trên 60 chủng loại thuốc. Hàng năm, đơn vị sản xuất trên 100 tấn dược phẩm các loại phục vụ điều trị nội và ngoại trú dưới dạng: viên hoàn, viên nang, viên nén, cao lỏng, chè tan, thuốc bột...
Các bệnh điều trị hiệu quả tại đây bao gồm: Bệnh lý hậu môn trực tràng (trĩ, rò hậu môn, viêm đại tràng),bệnh lý xương khớp (viêm khớp, thoát vị cột sống, thoái hóa xương khớp),bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, di chứng đột quỵ).
Khám đông y (Y Học Cổ Truyền) là gì?
Các nghiên cứu từ xưa đã chỉ ra rằng phương pháp khám đông y xuất phát từ nền y học phương Đông. Ngày nay, Đông y được dùng giống như Y Học Cổ Truyền để chỉ nền y học xuất phát từ Việt Nam và Trung Quốc để phân biệt với Tây y.
Nền Y Học Cổ Truyền, còn gọi nôm na là Đông y có nhiều bài thuốc được lưu truyền của nhiều dân tộc, trong đó các phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn trong chữa trị bệnh.
Có thể nói, tính độc đáo nhất của Đông y nằm ở cách sử dụng thuốc. Phương pháp Y Học Cổ Truyền hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, dựa trên dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp với nhau thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên từng ca bệnh cụ thể.
Chẩn đoán Đông y sử dụng các phương pháp bao gồm:
Hiện nay các phòng khám đông y thường vận dụng phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp trong điều trị bệnh. Trong đó, việc châm cứu cho bệnh nhân dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể.
Hệ thống huyệt và đường kinh mạch có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể. Người thầy thuốc sẽ dựa trên nguyên lý này để điều trị, các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì sẽ thực hiện can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan để hỗ trợ nếu cần thiết.
Điểm khác biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể sử dụng những phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, mặc dù trong thời đại ngày nay, liệu pháp châm cứu được sử dụng như một cách để gây giảm cảm giác (gây tê) trong một số phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Khám đông y thường áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh