Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga (tiếng Nga: национальная сборная России по футболу, natsionalnaya sbornaya Rossii po futbolu) là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia của Nga do RFU quản lý và thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Sân nhà của Nga là sân vận động Luzhniki ở Moskva và huấn luyện viên trưởng hiện tại của họ là Valeri Karpin.
"Thế hệ vàng" với Park Hang-seo (2017–2023)
Park Hang-seo, cựu trợ lý của Guus Hiddink tại FIFA World Cup 2002, được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 2017 sau nỗ lực đàm phán không thành với Sekizuka Takashi; trước đó VFF cũng đã cố gắng liên lạc với HLV người Mỹ Steve Sampson nhưng không có kết quả.[33] Khi mới đến Việt Nam, Park Hang-seo đã bị người Việt Nam chào đón bằng sự hoài nghi, vì ông đang có sự nghiệp khá lận đận ở giải hạng Ba Hàn Quốc.[34]
Trận đấu đầu tiên của ông Park dưới chức danh huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam là ở vòng loại Asian Cup 2019, khi Việt Nam cầm hòa Afghanistan không bàn thắng trên sân nhà vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, qua đó giúp đội vượt qua Vòng loại AFC Asian Cup 2019 để có lần đầu tiên tham dự giải đấu kể từ năm 2007.[35] Bất chấp điều đó, ông Park đã bị dư luận chỉ trích vì màn trình diễn kém thuyết phục của toàn đội, dù mới nắm đội được một tuần.[36] Tuy nhiên, thái độ của người hâm mộ thay đổi nhanh chóng sau những kỳ tích vô tiền khoáng hậu của đội tuyển U-23 Việt Nam do chính ông dẫn dắt khi đội lần lượt giành ngôi Á quân giải U-23 châu Á và sau đó đạt vị trí hạng tư Asiad 2018.[37] Cùng với nòng cốt là các cầu thủ U-23 vừa gây tiếng vang ở các giải trẻ châu lục, Park Hang-seo cuối cùng đã đưa đội tuyển Việt Nam đến vinh quang với chức vô địch AFF Cup 2018 sau 10 năm chờ đợi, giúp Việt Nam có lần thứ hai đăng quang giải đấu lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, đội đã thất bại trước kình địch Thái Lan trong cả hai kỳ AFF Cup sau đó, lần lượt ở các vòng Bán kết và Chung kết.
Việt Nam tham dự AFC Asian Cup 2019 với đội hình trẻ nhất giải; phần lớn gồm những cầu thủ thuộc lứa U-23 vừa vô địch AFF Cup trước đó. Được xếp vào bảng D cùng Iran, Iraq và Yemen, Việt Nam đã thua Iraq 2-3 và Iran 0-2, thắng Yemen 2-0 và đứng thứ ba bảng D, lọt vào Vòng 1/8 với tư cách là một trong 4 đội thứ 3 có thành tích tốt nhất. Sau đó, đội tuyển đã bất ngờ đánh bại đội nhất bảng A là Jordan trong loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1 trong thời gian thi đấu chính thức, qua đó có lần thứ hai lọt vào tứ kết Asian Cup.[38] Trong trận tứ kết, Việt Nam gặp Nhật Bản và chỉ để thua với tỷ số sát nút 0-1. Những kết quả tích cực này giúp bóng đá Việt Nam bứt phá trên bảng xếp hạng FIFA, khi đội lọt vào top 100 và duy trì được vị trí này xuyên suốt triều đại của ông Park.
Tại Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam rơi vào bảng G cùng với ba đối thủ Đông Nam Á khác là Thái Lan, Malaysia và Indonesia bên cạnh UAE. Với dàn cầu thủ đang đạt độ chín, đội tuyển Việt Nam trải qua một chiến dịch vòng loại World Cup thành công nhất cho đến nay khi kết thúc vòng loại thứ hai với 17 điểm, đứng thứ 2 sau UAE (18 điểm) và lần đầu tiên giành vé vào Vòng loại thứ ba, cũng như được đặc cách vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2023 tại Qatar với tư cách là một trong năm đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.[39][40]
Tại Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Oman. Trước những đối thủ hàng đầu châu lục, đội tuyển kết thúc vòng ba với chỉ 1 trận thắng (trước Trung Quốc), 1 trận hòa (trước Nhật Bản) và thua đến 8 trận, giành được 4 điểm và đứng cuối bảng.
Sau khi cùng Việt Nam giành ngôi Á quân AFF Cup 2022, Park Hang-seo đã tuyên bố chia tay đội tuyển Việt Nam sau năm năm gắn bó. Trong năm năm thành công đó, bên cạnh những thành tích ở các giải trẻ, ông giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại cuối cùng World Cup 2022.
Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991–2011)
Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải đấu quốc tế kể từ SEA Games 1991 tại Manila, Philippines.[19] Việt Nam tham dự vòng loại FIFA World Cup lần đầu tiên với tư cách là một quốc gia thống nhất vào chiến dịch World Cup 1994. Đội tuyển quốc gia vào thời điểm đó đã không thành công trong các chiến dịch World Cup khi đều thất bại ở cả hai giải đấu năm 1994 và 1998 với chỉ một chiến thắng.
Từ năm 1996, Việt Nam là thành viên chính thức của AFF. Đội tham gia kỳ Tiger Cup đầu tiên và kết thúc ở vị trí thứ ba, sau đó đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, giải đấu mà họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam đều thất bại trong việc giành ngôi vô địch Đông Nam Á khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Cũng vào năm 1996, Việt Nam được báo chí quốc tế chú ý khi đã mời gã khổng lồ Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong một trận giao hữu tại Hà Nội.[20]
Năm 1999, Việt Nam là chủ nhà của Dunhill Cup, một giải đấu giao hữu không chính thức. Vì chỉ là một giải đấu giao hữu không nằm trong lịch FIFA, một số đội tuyển quốc gia đã quyết định cử đội dự bị tham dự. Trong giải đấu này, Việt Nam đã có chiến thắng gây sốc 1-0 trước Nga và thủ hòa Iran 2-2, bên cạnh chiến thắng 1-0 trước Singapore; để đi tiếp với ngôi nhất bảng. Đội tuyển sau đó bị loại ở bán kết sau thất bại 1–4 trước Trung Quốc.
Tại Vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội đã tạo ra cú sốc với chiến thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 Hàn Quốc tại Muscat, trở thành một trong những chiến công vĩ đại nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi thống nhất.[21]
Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Được đánh giá là đội yếu thứ hai tại giải chỉ sau đồng chủ nhà Malaysia, nhưng ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, trước khi để thua các nhà Đương kim vô địch Nhật Bản 1-4. Với 4 điểm giành được, Việt Nam trở thành đội đồng chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi đội để thua nhà vô địch năm đó là Iraq với tỷ số 0-2.
Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu,[22] dưới sự dẫn dắt của Henrique Calisto. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau bảy năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trên bảng xếp hạng FIFA.[23]
Giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 chứng kiến sự đi xuống về thành tích của bóng đá Việt Nam. Đội đã tham dự các chiến dịch vòng loại World Cup 2010, 2014, cùng với vòng loại Asian Cup các năm 2011 và 2015, nhưng đều bị loại sớm. Đội thua chung cuộc 0–6 trước UAE ở vòng loại đầu tiên của World Cup 2010. Tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam chỉ có thể đánh bại Macau ở vòng đầu tiên, trước khi dừng bước trước Qatar ở vòng thứ hai. Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội chơi không tồi khi xếp trên đội cuối bảng Liban, dù xếp sau Syria và Trung Quốc. Còn ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam thua 5 trong tổng cộng 6 trận và xếp cuối trong bảng đấu gồm UAE, Uzbekistan và Hồng Kông.
Cùng với thành tích kém cỏi ở vòng loại châu lục và thế giới, Việt Nam đã sa sút ở giải đấu khu vực. Đội đã thua Malaysia, đội sau đó trở thành nhà vô địch, trong trận bán kết AFF Cup 2010. Việt Nam thậm chí còn bị loại ở vòng bảng tại kỳ AFF Cup tiếp theo vào năm 2012 khi chỉ có được trận hòa trước Myanmar, còn lại thua Thái Lan và Philippines. Đây là thành tích kém nhất của đội ở một kỳ AFF Cup.
Đội tuyển Việt Nam bắt đầu chứng kiến những thay đổi đáng kể dưới thời huấn luyện viên người Nhật Bản Toshiya Miura, người dẫn dắt đội tuyển từ năm 2014 đến năm 2016. Đội thi đấu khá tốt ở AFF Cup 2014 khi vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, nhưng đã không thể tiến vào trận chung kết khi thua Malaysia sau hai lượt trận bán kết với tổng tỷ số 4–5, trong đó có trận thua sốc 2–4 ngay tại sân nhà ở lượt về,[24] mặc dù trước đó đã thắng 2–1 trên sân khách ở lượt đi.[25]
Tại vòng loại World Cup 2018, Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung Hoa và Iraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự). Đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã có trận hòa đáng tiếc 1-1 trước Iraq trên sân nhà trong thế dẫn trước đến phút bù giờ cuối cùng.[26] Nhưng các trận thua đáng thất vọng trước đối thủ kình địch Thái Lan, bao gồm trận thua 0–1 trên sân khách[27] và 0–3 trên sân nhà[28] đã khiến đội bóng bị chỉ trích nặng nề. Bất chấp những đóng góp trong nỗ lực tái thiết đội tuyển, Miura đã bị VFF sa thải sau khi đội U-23 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng U-23 châu Á 2016 với ba trận toàn thua. Niềm hy vọng tái thiết lúc này được đặt vào huấn luyện viên nội Nguyễn Hữu Thắng.
Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển Việt Nam một lần nữa lọt vào đến bán kết AFF Cup 2016 sau thành tích toàn thắng ở vòng bảng, nhưng đã phải chịu thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau hai lượt trận.[29][30] Tháng 8 năm 2017, việc đội U-22 bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017 dù được giới truyền thông và người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều đã khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng phải từ chức.
Thất bại của lứa U-22 ở SEA Games năm đó, dù chỉ là ở cấp độ trẻ, đã khiến cả nền bóng đá Việt Nam trở nên rối ren khi hầu hết người hâm mộ mất hết niềm tin để cổ vũ cho các cấp đội tuyển.[31] Do nhiều cầu thủ U-22 khi ấy cũng là trụ cột của ĐTQG, thất bại ở SEA Games đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần toàn đội. Giữa lúc đó, huấn luyện viên tạm quyền Mai Đức Chung được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong hai trận đấu quan trọng ở Vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019 với đội láng giềng Campuchia, và đã phân nào vực dậy tinh thần của cả đội khi vượt qua đối thủ này qua hai lượt trận (thắng 2–1 trên sân khách và 5–0 trên sân nhà).[32]