Trên thực tế, thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khoản thu “không thường phát sinh” được gọi là thu nhập khác.
Thu nhập khác của doanh nghiệp là gì?
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không thường phát sinh tại doanh nghiệp, đây cũng là khoản thu nhập được tính vào thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực kế toán số 14, thu nhập khác của doanh nghiệp được đề cập tại Mục 3 Chuẩn mực kế toán số 14 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC như sau:
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Theo đó, thu nhập khác còn được hiểu là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Thu nhập khác theo Chuẩn mực kế toán số 14 gồm những khoản thu nào?
Thu nhập khác theo Chuẩn mực kế toán số 14 gồm những khoản thu được nêu tại Mục 30, 31, 32, và 33 Chuẩn mực kế toán số 14 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, cụ thể gồm:
– Các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
– Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
– Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.
– Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại.
Khái niệm về doanh thu theo chuẩn mực VAS 01 “Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sử hữu”.
Doanh thu bán hàng (bao gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa) và cung cấp dịch vụ là giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả lại.
Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động:
Doanh thu ròng hay còn gọi là doanh thu thuần là chỉ tiêu kết quả kinh doanh quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp. Trong hạch toán kế toán, doanh thu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản khấu trừ như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng.Doanh thu bán hàng chứng minh thế đứng, qui mô hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu tăng nghĩa là sản phẩm, hàng hóa của đơn vị ngày càng được nhiều người tín nhiệm. Doanh thu phụ thuộc vào khối lượng và giá cả hàng hóa.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 thì các loại doanh thu được phân loại như sau: Phân loại doanh thu theo nội dung, doanh thu bao gồm:
Ngoài ra còn có các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm:
Ngoài ra tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể phân chia theo mặt hàng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ, theo số lượng tiêu thụ (doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ)…
Các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hợp đồng (nếu trả lại một phần hàng) và đính kèm chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên.
Được xác định theo số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng. Trong đó: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh trên hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại một khâu duy nhất là khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, đây là loại thuế gián thu cấu thành trong giá bán sản phẩm. Thuế xuất khẩu: là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu loại hàng hóa chịu thuế xuất khẩu.
Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp: là số thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
MISA SME 2023 cho phép kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp xem được báo cáo doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng hóa dịch vụ, doanh thu theo từng thị trường để giúp KH phân tích chính xác mặt hàng nào bán chạy, thị trường nào doanh thu đang kém để có những chính sách giá, chính sách khuyến mãi hoặc marketing phù hợp
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán vui lòng click xem thêm TẠI ĐÂY