(Xây dựng) - Vừa qua, huyện Tiên Yên tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho ngôi đền thờ Đức ông Hoàng Cần ở địa phương. Theo đó là hoạt động trùng tu ...

Tích thứ nhất: Ông Hoàng Mười giáng trần làm tướng Nguyễn Xí

Tích kể lại rằng, Ông Hoàng Mười đã giáng trần làm viên tướng họ Nguyễn tên là Nguyễn Xí, người đã đóng góp công lao rất lớn trong việc giúp vua Lê Thánh Tông dẹp giặc Minh. Sau này tướng Nguyễn Xí đã được nhà vua coi trọng và giao cho trấn giữ và cai quản vùng đất quê nhà ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi nhậm chức, ông một lòng chăm lo cho cuộc sống của người dân nơi đây. Ông đã nhiều lần ra lệnh mở kho lương cứu đói, sai lính chặt cây dựng nhà giúp đỡ nhân dân mỗi khi gặp thiên tai hoạn nạn.

Một lần đi thuyền trên sông, thuyền của ông đã bị đắm bởi một trận bão lớn, ông đã hóa ngay trên chính dòng sông Lam nơi đây. Người dân đã hết lòng thương tiếc khóc thương cho vị quan cần mẫn vì dân này.

Trong lúc đưa tiễn ông, trên trời bỗng xuất hiện một trận cuồng phong rồi bỗng chốc tan biến. Cùng lúc đó thi thể ông cũng nổi lên mặt nước với sắc mặt và da dẻ hồng hào như người sống đang nằm ngủ. Sau khi dạt vào bờ, từng đụn đất xung quanh bỗng bao bọc lấy di quan của ông. Trên trời xuất hiện mây năm màu ngũ sắc cuộn thành hình một con xích mã (cũng có tài liệu nói rằng là hình xích điểu), nhân dân tin rằng đó là người của thiên đình xuống đón ông về trời.

Vua Lê Thánh Tông hay tin đã hết lòng thương tiếc vị tướng tài như ông, liền truy phong cho ông danh hiệu Thái sư cường quốc công và sai người lập đền thờ ông ở Thượng Xá. Cảm kích những gì ông đã đóng góp cho vùng đất này, người dân xung quanh đây đã tôn ông làm Ông Mười, còn gọi ông với tên khác là Ông Mười Củi.

Đền Củi thờ Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh

Đền Củi hay còn được gọi là đền Chợ Củi, đền có vị trí tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Nghi, tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng chính là nơi khi xưa di qua ông trôi về và hóa. Đây cũng chính là quê nhà của ông. Đền Củi được công nhận là di sản văn hóa quốc gia vào năm 1993.

Tích thứ ba: Ông Hoàng Mười giáng trần làm Lý Nhật Quang

Một số tài liệu không chính thống khác kể về Ông Hoàng Mười rằng ông đã hóa thân làm Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, là con trai thứ của vua Lý Thái Tổ, là anh em khác mẹ với vua Lý Thái Tông.

Lý Nhật Quang từ nhỏ vốn đã tỏ ra là người thông minh, được vua cha dạy bảo nghiêm khắc để sau này có thể trở thành rường cột quốc gia. Khi trưởng thành, ông đã được cử vào Nghệ An lo quản việc thuế. Là người cần mẫn liêm chính nên ông đã được nhân dân nơi đây hết mực tin tưởng. Nhờ những đóng góp của ông mà vùng Nghệ An đã trở thành nơi có kỷ cương bậc nhất, nhân dân sinh sống ổn định.

Ông đã có những đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng trại Bà Hỏa. Nhờ vậy mà vua và toàn quân đều có thể yên tâm trong việc đánh chiếm Chiêm Thành.

Sau khi qua đời, ông được nhân dân tại Nghệ An và Hà Tĩnh lập rất nhiều đền thờ để tưởng nhớ công ơn và những đóng góp của ông tại mảnh đất này, đánh dấu sự tích về ông Hoàng Mười.

Đền thờ Ông Hoàng Mười ở Nghệ An có địa chỉ tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An. Đền nằm cách trung tâm thành phố Vinh 7km về hướng Nam.

Đền được xây dựng vào những năm 1634 dưới thời Hậu Lê, đây là ngôi đền thờ ông Hoàng Mười nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam ở Nghệ An .

Đền Ông Hoàng Mười có mở của không?

Đền thờ chính Ông Hoàng Mười ở Nghệ An mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Nếu bạn muốn chắc chắn có thể gọi qua số điện thoại của quản lý đền: 098.615.3186 để có thể hỏi rõ chi tiết cụ thể.

Ngày tiệc chính của Ông Hoàng Mười là ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, những du khách thập phương, con nhang đệ tử khắp mọi nơi đều nô nức về để chiêm bái cửa đền ông một cách tấp nập.

Ngoài ra vào ngày tiệc chính của ông, xung quanh đền thờ Ông Hoàng Mười ban quản lý địa phương thường tổ chức một số các lễ hội, hoạt động quần chúng và tổ chức các trò chơi dân gian như đua thuyền, đá gà, thả hoa đăng…

Sự tích đền Cửa Ông và vị thần chủ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng

Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313) là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc vang danh muôn thuở. Trải dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các vương triều Việt Nam luôn trọng dụng những vị tướng tài ba để trấn giữ vùng biên cương.

Sau chiến thắng vang dội chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của vùng biển đảo Đông Bắc. Chính vì vậy, vị tướng tài ba Trần Quốc Tảng được giao trọng trách trấn giữ vùng biên cương này.

Từ năm 1288 đến khi qua đời, phần lớn thời gian Trần Quốc Tảng giành cho việc trấn giữ vùng Đông Bắc. Do những công lao to lớn của ông mà vua Trần Anh Tông (đồng thời cũng là con rể của Trần Quốc Tảng), phong tước hiệu cho ông là Hưng Nhượng Vương.

Sử sách ghi chép lại những ngày cuối đời của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Suốt đầy huyền bí: Ba ngày sau khi đến Cửa Suốt, trời bỗng nổi giông tố dữ dội. Giữa mưa to gió lớn, sấm sét đùng đoàng, Hưng Nhượng Vương tìm thấy một phiến đá lớn và ngồi lên đó. Bỗng nhiên, sóng biển cuồn cuộn nổi lên, nước dâng cao ngập cả phiến đá. Phiến đá kỳ lạ ấy tự nổi lên trên mặt nước, và Hưng Nhượng Vương đã hóa thân ở đó vào ngày 16 tháng 8 năm 1311.

Mưa tạnh, gió lặng, dân chúng kéo đến xem thì thấy trên phiến đá có một cái mũ đá. Mũ đá trôi dạt theo dòng nước, đến ngày 1 tháng 9 năm ấy thì cập bến Hàm Giang, rồi trôi đến bờ sông xã Trúc Châu (tên tục là Vườn Nhãn). Đêm hôm đó, già trẻ, lớn bé trong xã đều mơ thấy một người mặc cân đai, áo mũ chỉnh tề, đứng ở đình làng và nói: “Ta là Gia Tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân, nước”.

Hôm sau, dân chúng ra đình xem thì thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông. Phiến đá dài 5 thước 4 tấc, ngang 2 thước 3 tấc, có 5 màu huyền ảo như mây. Dân chúng làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và tâu lên vua.

Vua Trần Minh Tông biết ơn công lao to lớn của Hưng Nhượng Vương, lại thấy sự linh ứng của ông nên truyền cho lập miếu thờ và phong ông làm Thượng đẳng Phúc Thần, ban 800 quan tiền công hàng năm để cúng tế vào bậc Nhà nước. Năm 1314, đúng một năm sau khi Trần Minh Tông lên ngôi, nhà vua đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy.

Đền Cửa Ông không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý giá. Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần tại đây là kho tư liệu quan trọng giúp thế hệ sau hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, di tích đền Cửa Ông vẫn giữ được những kiến trúc cổ kính và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX.

Nhờ những giá trị đặc biệt đó, Đền Cửa Ông đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Sắm lễ Ông Hoàng Mười cần chú ý gì?

Đồ lễ dâng lên Ông Hoàng Mười thường có những vật phẩm như: xôi, gà, chai rượu (kèm 5 chén), nước lọc, tiền, hương nhang. Ngoài ra còn có thêm trầu cau, sớ, 5 dây vàng quan, 1 dây vàng trắng, hoa tươi, quả ngọt và Oản lễ…

Có thể tham khảo thêm các sản phẩm Oản lễ Ông Hoàng Mười: TẠI ĐÂY

Dưới đây là hai mẫu văn khấn Ông Hoàng Mười dành cho những ai mới đi lễ Ông có thể tham khảo:

Trên đây là những chia sẻ về thông tin cũng như kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Mười mà Oản Tài Lộc An Chi đem tới cho các bạn tham khảo. Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được phần nào những câu hỏi của các bạn về Ông Hoàng Mười Nghệ An.

Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai?Theo các tài liệu kể lại rằng Ông Hoàng [...]

Bà Chúa Vực tương truyền chính là hiện thân của Chúa Thoải Phủ thuộc hệ [...]

Nằm kề bên dòng sông Kim Ngưu đoạn đường Tam Trinh thuộc Quận Hoàng Mai, [...]

Vị thần chính được thờ ở đền Cửa Ông là Đức Ông Đệ Tam hay Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo, hiệu là Hùng Nhượng Vương. Ông có tài đánh trận nhưng tính ham mê cờ bạc khiến cha ông không hài lòng, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm nghề gác cảng. Ông trấn thủ vùng đất này, yên dân, ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên. Người dân nơi đây kính cẩn gọi ông là Đức ông, đền còn được gọi là đền Đức Ông.

Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Đền Cửa Ông nổi tiếng linh thiêng không chỉ với người dân Quảng Ninh mà còn với người dân cả nước. Vậy thì bạn còn chần chờ chi nữa mà không lên kế hoạch ngay để có thể đến tham quan đền Cửa Ông cùng gia đình và bạn bè trong dịp nghỉ gần nhất nào?

Qua cứ liệu lịch sử, có thể khẳng định đền Cửa Ông được xây dựng và tồn tại hơn 100 năm. Lúc đầu, chùa chỉ là một am nhỏ bằng tranh, tre, nứa, nứa, lá; năm 1907 – 1916 trùng tu chùa; năm 1916 xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Năm 1946, Đền Hạ và Đền Thượng tiếp tục được tu sửa, tôn tạo. Năm 2014, quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Cửa Ông được phê duyệt với diện tích 18,125 ha. Đến năm 2016, Đền Trung được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Ngoài ra, còn có Đền Cặp Tiên (dân gian gọi là Cô bé Cửa Suốt) được xây dựng từ thời Nguyễn.

Ban đầu, đền Cửa Ông được xây dựng chỉ để thờ Trần Quốc Tảng, về sau được xây dựng thêm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, chùa Cảm Sơn,… cụ thể như sau:

Khu đền Hạ: gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu

Lăng: thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (Mẹ Thượng Thiên, Mẹ Thượng Ngàn, Mẹ Thoại Phù), Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ Phủ, Ngũ Vị, Ông Hoàng Mười, Ông Hoàng Bơ Ông Hoàng Bảy.

Đền Trung Thiên Long Mẫu: thờ Trung Thiên Long Mẫu và thờ cha, con trai Cửa Sát, con gái Cửa Sứ (hai vị như Kim Đồng và Ngọc Nữ, tượng trưng cho âm dương luôn theo để che chở, bảo vệ cho mẹ cha) và biển Cửa Sứt, che chở cho Trung Thiên Long Mẫu).

Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ sắc phong cho xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên thờ Trung Thiên Long Mẫu thần, lập ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917). Bia đá chùa Hạ dựng năm Canh Tý (1948).

Khu đền Trung: thờ Khâm sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cân, người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, trấn giữ biển Đông. Đền còn thờ thần Sơn và thần nước vì Đền Trung nằm trên dãy Cấm Sơn, trước mặt là biển Đông, người dân vùng cửa biển cũng như tàu thuyền qua lại đều cầu phù hộ. và sự giúp đỡ của người dân địa phương.

Khu đền Thượng: bao gồm đền Thượng, đình Quan Châu, đền Quan Chánh, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng.

Đền Thượng: thờ Quốc Kiều Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn thờ Cửu Thiên Vũ Đế, Vũ Nữ Hưng Đạo Đại Vương, các thành viên trong gia đình và các tướng lĩnh.

* Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313)

Ông là anh hùng dân tộc, con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, một số sắc phong cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng vẫn được lưu giữ tại đền khẳng định công lao của ông, cũng như lịch sử hình thành và tồn tại của đền Cửa Ông.

Ngoài thần tích, thần sắc, sắc phong ghi chép về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, ở đền Cửa Ông còn có bia đá, biển gỗ, hoành phi, câu đối, qua đó xác định vị thần chính của đền là  Đại Vương Trần Quốc Tảng.

* Đồng thời, tại Đền Thượng còn là nơi thờ các nhân vật lịch sử như:

– Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Đại Vương sau khi giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược, trừ đại họa cho nước nên được nhân dân suy tôn. Sau khi mất, ông trở thành Thượng Tiên Cửu Thiên Võ Đế.

Tướng quân Phạm Ngũ Lão; Dã Tượng; Yết Kiêu; Nguyễn Khoái; Huyền Du; Cao Mang; Đỗ Hành; Hưng Vũ Vương Nghiễn, Hưng Trí Vương Hiền, Hưng Hiền Vương Uất; Trần Bình Trọng; Phạm Ngọ; Trần Thị Kiên; Trần Quang Triều; Trần Quốc Toản; Hà Đắc; Trương Hán Siêu; Lê Phụ Trần; Nguyễn Địa Lộ; Trần Khánh Dư; Đỗ Khắc Chung; Vi Hùng Thắng; Nguyễn Chế Nghĩa; Mẹ Thiên Thành (gốc Quốc Mẫu); Công chúa Quyên Thành (Vương Cô Đệ Nhất); Đại Hoàng công chúa; Thuận Thành (Bảo từ Hoàng hậu)

700 năm tuổi, tọa lạc trên ngọn đồi không quá cao, lấp ló dưới tán cây cổ thụ ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, Đền Cửa Ông mang vẻ đẹp hài hòa giữa núi và biển. Trước cổng chùa hướng ra vịnh Bái Tử Long, nơi có muôn vàn hòn đảo rực rỡ sắc màu nổi bật trên nền biển trong xanh. Chính vì vậy, ngôi chùa luôn được ca tụng về vị trí, thiên thời địa lợi, núi non hữu tình.

Là ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam với nhiều nét kiến trúc độc đáo: Dưới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mây trời bao la, hùng vĩ, ngôi chùa không chỉ đẹp về tọa độ mà còn đẹp cả về kiến trúc. về nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Đền Cửa Ông Quảng Ninh có kiến trúc vô cùng độc đáo, huyền bí và hội tụ đủ các yếu tố phong thủy: tả long, hữu bạch hổ, tiền giang, hậu võ.

Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng là: đá đúc, mái ngói đất nung, gạch Bát Tràng, gạch đất sét nung, vữa trộn mật… Kiến trúc trang trí chủ yếu dựa trên kinh điển: Long, Ly, Quy, Phượng.

Bên trong chùa sử dụng các loại gỗ bền, chắc, đẹp để tôn lên vẻ cổ kính như đinh, lim, cẩm lai, gụ. Bộ khung của ngôi nhà được xây dựng theo các kiểu: kèo, cầu, đường, cột… trên đó chạm trổ các bức phù điêu, bức bạt, câu đối… và các hoa văn được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Ngôi đền được người dân Quảng Ninh tin tưởng và thờ cúng nhất: Đền được xây dựng để thờ vị công thần chính cùng thời với nhà Trần và Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng – một vị tướng tài của nhà Trần. Ông là con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, có công lớn trong việc đẩy lùi quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ 13 và bao vây vùng Đông Bắc Tổ quốc. Vì vậy, nét linh thiêng, hào hùng được lưu truyền bao đời nay và ngày nay được đông đảo nhân dân Quảng Ninh nói riêng và nhân dân khắp nơi nói chung tin tưởng, tham dự.

Tại ngôi chùa linh thiêng này, du khách thường đến để cầu tài lộc, may mắn và bình an. Cầu mong các vị thần ban phước cho nơi này với những điều tốt đẹp. Đặc biệt, trước các kỳ thi, các gia đình thường đến đây để cầu cho con em mình gặp nhiều may mắn, đỗ đạt.

Đền Cửa Ông không chỉ là nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là nơi thờ đầy đủ gia quyến của tướng quân Trần Quốc Tuấn gồm Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) và 2 công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phụ Trần, Đỗ Khắc Trung, v.v.

Vì vậy, khi đi lễ tại Đền Cửa Ông, du khách sẽ đọc văn khấn Đức Thánh Trần, cụ thể văn khấn của du khách như sau:

–Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

-Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều.Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

-Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ……………….

-Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Đền Cửa Ông là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất tại Quảng Ninh, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và cầu may mỗi năm. Vậy, đền Cửa Ông thờ ai?

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết về vị thần được thờ tại đền Cửa Ông, cũng như những thông tin hữu ích khác về ngôi đền linh thiêng này. Hãy cùng Top Quảng Ninh AZ tìm hiểu xem đền Cửa Ông thờ ai bạn nhé!

Đền Cửa Ông tọa lạc tại tỉnh Quảng Ninh, là một di tích lịch sử lâu đời với hơn 700 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi đền đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần để có được diện mạo như ngày nay.

Ban đầu, đền Cửa Ông chỉ là một thảo am nhỏ được dựng lên từ tranh, tre, nứa. Đến khoảng năm 1907 – 1916, đền được trùng tu lần đầu tiên. Sau đó, vào năm 1916, khu di tích được mở rộng thêm với việc xây dựng đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và một ngôi chùa.

Trong những năm tiếp theo, đền Cửa Ông tiếp tục được tu bổ và tôn tạo. Năm 2014, quy hoạch tổng thể khu di tích được phê duyệt với diện tích 18,125ha. Đền Trung được xây dựng sau đó và hoàn thành vào năm 2017.

Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai? Ban đầu, đền Cửa Ông chỉ thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. Sau khi xây dựng thêm các khu đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và chùa Cẩm Sơn, đền dần phối thờ thêm gia thất, các tướng lĩnh nhà Trần, Thiên Trung Long Mẫu, Tam tòa thánh Mẫu, …