Các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023

Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 355,5 tỷ USD, nhập khẩu 327,5 tỷ USD. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.

Xem Mục lục - Danh mục Bảng - biểu đồ của Báo cáo tại đây

Quý DN và Bạn đọc quan tâm đến Báo cáo xin vui lòng liên hệ:

Email: [email protected]

Ngày đăng: 2023/11/17 2:32:29 Chiều | 558 Lượt Xem

Sản xuất cơ khí là một khía cạnh cơ bản của các quy trình công nghiệp hiện đại, đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra nhiều loại hàng hóa mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Phương thức sản xuất này dựa vào việc sử dụng máy móc và công nghệ để sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả và quy mô lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm sản xuất cơ khí, khám phá các thành phần, quy trình chính và tầm quan trọng của nó trong bối cảnh công nghiệp ngày nay.

Sản xuất cơ khí là quá trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh một cách có hệ thống và tự động bằng máy móc và công nghệ tiên tiến. Phương pháp này được đặc trưng bởi tính hiệu quả, độ chính xác và khả năng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, khiến nó trở thành nền tảng của sản xuất hiện đại.

Hệ thống kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là một phần không thể thiếu trong sản xuất cơ khí để đảm bảo thành phẩm đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Hệ thống kiểm tra và thử nghiệm tiên tiến được sử dụng để giám sát và đánh giá chất lượng của các bộ phận ở các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất. Các hệ thống này có thể bao gồm cảm biến, máy ảnh và thiết bị đo lường để phát hiện các khuyết tật và sai lệch so với dung sai quy định.

Hình 2: Một số dụng cụ, thiết bị, máy móc kiểm soát chất lượng của Anttek Việt Nam

Tính nhất quán và kiểm soát chất lượng

Hệ thống sản xuất cơ khí cho phép các quy trình sản xuất nhất quán và lặp lại. Hệ thống tự động hóa và điều khiển đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đều tuân thủ các tiêu chuẩn và thông số chất lượng đã chỉ định. Tính nhất quán này rất quan trọng để duy trì chất lượng sản phẩm ở mức cao và đáp ứng các yêu cầu pháp lý, cuối cùng là nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Các yếu tố liên quan đến sản xuất cơ khí

Nền tảng của sản xuất cơ khí là một loạt các máy móc và thiết bị chuyên dụng được thiết kế cho các quy trình sản xuất khác nhau. Những máy này có thể bao gồm máy tiện, máy phay, máy CNC, cánh tay robot và các công cụ khác được điều chỉnh cho phù hợp với các nhiệm vụ cụ thể trong chu trình sản xuất. Hiệu quả và độ chính xác của những máy này góp phần đáng kể vào thành công chung của sản xuất cơ khí.

Hình 1: Một số máy móc phay, tiện cơ và phay tiện CNC tại nhà máy của Anttek Việt Nam

Tự động hóa là một thành phần then chốt của sản xuất cơ khí hiện đại. Hệ thống tự động, được điều khiển bằng phần mềm và công nghệ tiên tiến, đóng một vai trò quan trọng trong việc hợp lý hóa quy trình sản xuất. Các hệ thống này làm giảm nhu cầu can thiệp thủ công, nâng cao hiệu quả và đảm bảo đầu ra ổn định. Ví dụ về hệ thống tự động hóa bao gồm dây chuyền lắp ráp robot, hệ thống băng tải và các tế bào sản xuất được điều khiển bằng máy tính.

Xử lý vật liệu hiệu quả là điều cần thiết trong sản xuất cơ khí để tạo điều kiện cho dòng nguyên liệu thô và linh kiện diễn ra liền mạch trong suốt quá trình sản xuất. Các hệ thống xử lý vật liệu, chẳng hạn như băng tải, cánh tay robot và phương tiện dẫn hướng tự động (AGV), được sử dụng để vận chuyển vật liệu từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Các hệ thống này nâng cao hiệu quả, giảm lao động thủ công và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng vật liệu.

Dụng cụ và đồ gá là những thành phần quan trọng trong sản xuất cơ khí, cung cấp phương tiện để giữ và thao tác nguyên liệu thô và phôi trong các quy trình gia công và sản xuất khác nhau. Dụng cụ và đồ gá phù hợp góp phần nâng cao độ chính xác và khả năng lặp lại của quá trình sản xuất, đảm bảo rằng mỗi bộ phận đều đáp ứng các thông số kỹ thuật cần thiết. Những công cụ này có thể bao gồm khuôn, đồ gá lắp và dụng cụ cắt dành riêng cho quy trình sản xuất.

Kiểm soát và kiểm tra chất lượng

Trong suốt các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất cơ khí, quy trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra trực quan, đo kích thước, kiểm tra không phá hủy và hệ thống kiểm soát chất lượng tự động.

Sản xuất cơ khí đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả và độ chính xác cao trong quy trình sản xuất. Việc sử dụng máy móc tự động và công nghệ tiên tiến đảm bảo rằng các nhiệm vụ được thực hiện một cách nhất quán và chính xác, giảm thiểu các biến thể và sai sót. Hiệu quả này góp phần vào việc sản xuất hàng hóa kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Việc cơ giới hóa và tự động hóa vốn có trong sản xuất cơ khí thường dẫn đến tiết kiệm chi phí theo thời gian. Mặc dù khoản đầu tư ban đầu vào máy móc và công nghệ có thể là đáng kể nhưng khả năng sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn với lượng lao động thủ công tối thiểu sẽ dẫn đến chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị thấp hơn. Hiệu quả chi phí này đặc biệt có lợi cho các ngành sản xuất số lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn hóa.

Một trong những đóng góp chính của sản xuất cơ khí là khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng loạt. Các ngành công nghiệp có thể sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu. Khả năng mở rộng này đặc biệt có lợi trong các lĩnh vực như ô tô, điện tử và hàng tiêu dùng, nơi sản xuất số lượng lớn là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhu cầu thị trường.

Sản xuất nhanh chóng và thời gian đưa ra thị trường

Phương pháp sản xuất cơ khí được thiết kế để mang lại hiệu quả, cho phép sản xuất hàng hóa nhanh chóng. Điều này đặc biệt có lợi trong các ngành mà thời gian đưa sản phẩm ra thị trường là yếu tố quan trọng. Thời gian quay vòng nhanh cho phép các công ty phản ứng nhanh chóng với các điều kiện thị trường thay đổi, sở thích của người tiêu dùng và các xu hướng mới nổi.

Sản xuất cơ khí là nền tảng của sản xuất hiện đại, thúc đẩy hiệu quả, độ chính xác và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu đang phát triển. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, vai trò của sản xuất cơ khí trong việc định hình các ngành công nghiệp khác nhau có thể sẽ phát triển, góp phần vào sự tiến bộ và đổi mới liên tục trong lĩnh vực sản xuất.

TRONG THÁNG 9/2023, MỘT SỐ SẢN PHẨM THỦY SẢN CHỦ LỰC ĐÃ LẤY LẠI SỰ CÂN BẰNG SO VỚI CÙNG KỲ NĂM NGOÁI. TRONG ĐÓ, XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ NGỪ ĐỀU ĐẠT MỨC TƯƠNG ĐƯƠNG SO VỚI THÁNG 9/2022; RIÊNG MẶT HÀNG CÁ TRA CÓ SỰ PHỤC HỒI KHÁ TÍCH CỰC, VỚI MỨC TĂNG TRƯỞNG 9%...

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 tháng năm 2023

Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)

Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, Mỹ chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 1,1 tỷ USD; Nhật Bản 1,1 tỷ USD; EU đạt 715 triệu USD và Hàn Quốc đạt 568 triệu USD.

Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng năm 2023

Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 cụ thể như sau:

Tôm: Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt gần 2,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và HK, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, XK tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.

Về sản phẩm XK, tính tới tháng 9 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng (chiếm tỷ trọng 74%) đạt 1,9 tỷ USD, giảm 26%, XK tôm sú đạt 356 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14%), giảm 23%. Còn lại là giá trị XK tôm loại khác với 298 triệu USD, giảm 28% trong đó XK tôm khác đóng hộp và tôm khác khô tăng trưởng dương lần lượt 20% và 57%.

Tháng 9/2023, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK giảm 13% đạt 61 triệu USD. XK tôm sang thị trường này giảm trong tháng 9 sau khi tăng trưởng dương liên tiếp trong 3 tháng 6,7 và 8. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.

Cá tra: tháng 9/2023, XK cá tra Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay, với giá trị gần 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 3. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam T1-T9/2023

Về cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 như sau:

Bảng 4. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu T1-T9/2023

Xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. XK sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 26%; Mỹ giảm 54%; Braxin giảm 0,4%; CPTPP giảm 31%, Anh giảm 1% và Mexico giảm 41%.

Bảng 5. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam

Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)

Cá ngừ: Tháng 9/2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 72 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 18% so với tháng trước đó.

Bảng 6. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam T1-T9/2023

Về sản phẩm, XK thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 9. Do đó, tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, XK nhóm sản phẩm này giảm 41%, đạt 315 triệu USD. XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam cũng có xu hướng giảm sâu hơn trong tháng này, giảm 15% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, trong đó chủ yếu là thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh, có xu hướng tăng nhanh hơn trong tháng 9, với mức tăng 97%. Mức tăng này đã nâng tổng giá trị XK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2023 lên hơn 107 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ.

Về thị trường, XK cá ngừ sang một số thị trường chính đang có dấu hiệu hồi phục trong tháng 9 sau một thời gian sụt giảm như Canada và Nga, với mức tăng lần lượt là 44% và 124%. Trong khi đó, XK sang một số thị trường truyền thống lại đảo chiều giảm như EU và Israel.

Tại thị trường Mỹ, XK cá ngừ đã không giữ được đà tăng trưởng trong tháng 8. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này vẫn giảm hơn 41% so với cùng kỳ.

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%.

Với kết quả trên, năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Năm 2021, cả nước có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với năm 2020. 2 nhóm mới đạt được mốc chục tỷ USD là sắt thép với 13,1 triệu tấn, kim ngạch 11,8 tỷ USD tăng 32,9% về lượng nhưng tăng tới 124,3% về kim ngạch; nhóm hàng còn lại là phương tiện vận tải và phụ tùng với 10,62 tỷ USD, tăng 16,8%.

Trong khi đó điện thoại và linh kiện vẫn giữ vị trí số 1 với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4%.

Chiều ngược lại, nhập khẩu có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 75,44 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2020.

Đáng chú ý, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt quy mô từ 100 tỷ USD trở lên (xuất khẩu đạt 50,83 tỷ USD).

Với quy mô kim ngạch đạt được trong năm 2021, nêu trong năm nay chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 sẽ vượt mốc 700 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 12, ước tính xuất siêu 2,54 tỷ USD. Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 11 xuất siêu 1,26 tỷ USD, 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD.

Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.

Bên cạnh đó, việc khai thác các hiệp định thương mại tự do đạt kết quả khả quan, đăc biệt là hiệp định thương mại tự do với EU, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhờ đó, xuất siêu sang EU lần đầu tiên đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Dù vậy, với đặc thù nhập khẩu nhiều để phục vụ xuất khẩu, nhập siêu từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản tăng trong thời gian qua.

Kết thúc năm 2021, cả nước có 35 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).