Đối với các bạn sinh viên hẳn không xa lạ gì báo cáo thực tập kết thúc chương trình đi thực tập. Vậy cụ thể báo cáo này là gì, có nội dung như thế nào cần phải thực hiện? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này có thể theo dõi bài viết giải đáp chi tiết của Nhân Lực Phát Đạt.
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Trong phần 1 nội dung này, các bạn sinh viên cần trình bày các thông tin tổng quan về đơn vị mình đã thực tập. Bao gồm Tên, địa chỉ; Lịch sử hình thành và phát triển đơn vị; Sơ đồ cơ cấu tổ chức; Công năng, lĩnh vực, phạm vi, nhiệm vụ hoạt động; Quy mô, cụ thể năng lực sản xuất – kinh doanh…
Phần tổng quan về báo cáo thực tập là phần đầu tiên
Phần này sinh viên cần tóm tắt các lý thuyết được học ở trên lớp để áp dụng xử lý các vấn đề được nêu như thế nào. Mỗi chuyên ngành, phần nội dung này sẽ riêng biệt. Sinh viên cần trình bày khoa học, đúng và đầy đủ chương trình mình học và áp dụng ra sao.
Đây là một phần cực kỳ quan trọng, mô tả về những công việc được giao và làm trong cơ quan thực tập. Phương thức làm việc như thế nào, quy trình cụ thể, kết quả đạt được. Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trên thực tế.
Trong chương trình sẽ tạo cơ sở cho giảng viên có thể đánh giá tổng quát toàn bộ thời gian sinh viên đi thực tập. Nội dung gồm các điểm phù hợp của chương trình đào tạo với các hoạt động thực tế tại cơ sở. Các điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo với hoạt động đi thực tập.
Viết kết quả quá trình đi thực tập
Các đề xuất đổi mới nội dung chương trình học, cách thức đào tạo ở trường lớp. Phần này sinh viên tổng hợp các kết quả thời gian đi thực tập, học được những kiến thức và kỹ năng gì.
Phần cuối cùng các bạn sinh viên cần tóm lược nội dung đã vận dụng trong quá trình đi thực tập ở cơ sở. Điểm mạnh và điểm hạn chế khi đi thực tập tại công ty cụ thể là gì. Kiến nghị đối với cơ quan thực tập về quá trình và nội dung đi học thực tế.
Trong báo cáo sẽ có phần danh mục tài liệu tham khảo nêu rõ các tài liệu mình đã đọc và sử dụng để làm bản báo cáo này. Bạn có thể trích dẫn các nguồn khác nhau từ sách, báo, tạp chí,…Cách trích dẫn phải đúng chuẩn APA, rõ ràng, mạch lạc và chuẩn xác.
Sau khi tham khảo bài viết bạn đã biết được như thế nào là báo cáo thực tập rồi phải không nào. Hy vọng thông tin Nhân Lực Phát Đạt cung cấp giúp ích cho các bạn sinh viên hiểu rõ bản chất báo cáo này và thực hiện đúng theo nội dung quy định.
Tìm hiểu nội dung cơ bản của bài báo cáo thực tập
Trong một bản báo cáo thực tập gồm có nhiều nội dung khác nhau được thực hiện theo quy định chung. Cụ thể có 4 chương và phần kết luận cuối cùng, nếu bạn chưa biết có thể tham khảo phần khung ở bên dưới đây:
FTA tác động thế nào dưới góc độ kinh tế Vi mô - Vĩ mô
Phần đông quan điểm cho răng khi Việt Nam tham gia 1 Hiệp định thương mại tự do thì sẽ xuất khẩu vào thị trường nước bạn dễ hơn vì thuế nhập khẩu hàng Việt Nam của các nước bản sẽ được cắt giảm; đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng vấp phải sự cạnh lớn hơn khi các sản phẩm làm ra sẽ gặp phải các sản phẩm của nước bạn xuất sang. Tức là vừa có tích cực - vừa có tiêu cực. Nhưng cá nhân tôi cho rằng cả 2 điều đó đều tích cực.
Đầu tiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta là nước đang phát triển và nhập siêu. Hằng năm chúng ta xuất khẩu rất lớn nếu tính về khối lượng nhưng giá trị thì chưa cao. Các mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ lực là nông sản, thủy hải sản, dệt may nhưng chúng ta phải nhập về máy tính, thiết bị điện tử, ô tô, và các hàng hóa công nghệ cao.
Nếu không có FTA, các hàng hóa của nước ta khi xuất khẩu sang các nước phát triển gặp thêm nhiều vấn đề mới đến được tay người tiêu dùng mà vấn đề chủ yếu là vì giá, mà giá cao cũng một phần nhiều là do thuế. Do vậy, FTA giúp lô hàng của Việt Nam bán vào thị trường các nước lớn dễ hơn. Đây là điểm tích cực thứ nhất.
Xét theo chiều ngược lại, FTA làm cho hàng hóa của nước bạn đi vào nước ta dễ dàng hơn, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn. Mặc dù doanh nghiệp trong nước vấp phải cạnh tranh nhưng nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thay đổi mạnh mẽ trong môi trường sân chơi không phải của riêng mình.
Ở trên tôi đã trình bày khái quát nhất về tác động của FTA tới nền kinh tế vĩ mô. Mà chúng ta biết rằng quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và vi mô là quan hệ tác động 2 chiều nên chắc chắn FTA cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vậy doanh nghiệp nhập khẩu của bạn sẽ được gì? Sẽ vẫn là về thuế, thuế giảm thì giá sản phẩm của bạn nhập về giảm, giúp cho bạn bán ra thị trường dễ dàng hơn.
Còn nếu bạn là doanh nghiệp xuất khẩu? Sẽ hơi lúng túng 1 chút trong việc xác định xuất xứ. Bạn phải đánh giá được chắc chắn hàng hóa của bạn có được tính là có xuất xứ từ Việt Nam hay không, thì khi hàng sang đến nước nhập khẩu phía đối tác họ mới được hưởng ưu đãi thuế. Nếu bạn xác định sai tiêu chí xuất xứ, rất có thể hàng của bạn khi xuất khẩu sang nước lớn vấp phải hạn ngạch, bị đẩy lên thuế cao hoặc áp thêm thuế chống bán phá giá.
Ví dụ thực tế: Doanh nghiệp của bạn nhập phôi thép của Trung Quốc về Việt Nam, để sản xuất ra các sản phẩm thép dùng trong xây dựng, sau đó xuất khẩu đi Mỹ. Vậy theo bạn khi lô hàng sang đến nửa kia bán cầu thì họ sẽ đánh giá lô hàng này xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc? Nếu chưa có câu trả lời hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.
Trên đây là những nội dung tìm hiểu tổng quan về FTA là gì và các nội dung nguyên tắc trong FTA. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về FTA và hữu ích đối với bạn.
FTA là gì? FTA bao gồm những nước nào và nội dung nguyên tắc trong FTA
Hiện nay, trên các phương tiện báo đài, FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều và có liên quan đến việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên có nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ và sẽ thắc mắc FTA là gì? Những nội dung và nguyên tắc trong FTA bao gồm những gì? FTA tác động thế nào tới doanh nghiệp bạn? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong khuôn khổ bài viết dưới đây của Vinalogs.
"FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area dịch ra có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia và thông qua đó các rào cản về thuế quan sẽ được giảm hoặc xóa bỏ"
Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, dựa trên góc độ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lô hàng của các bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều do được ưu đãi giảm thuế hoặc miễn thuế xuất nhập khẩu.
Có nhiều cách để phân chia các loại FTA, cách dễ nhất để những bạn mới dễ hiểu là chia theo số lượng thành viên trong FTA đó:
Đây chính là cách mà các doanh nghiệp có thể xác định được lô hàng xuất nhập khẩu của mình có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Chẳng hạn, bạn nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, có thể căn cứ vào ACFTA và lô hàng được phía Trung Quốc cấp 1 CO Form E tương ứng, khi hàng về Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế theo biểu thuế suất Xuất Nhập khẩu hiện hành.
Chi tiết về CO form E bạn tham khảo tại bài viết: CO form E và những vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thuộc 2 cách phân chia trên. Giả sử như vài nước trong liên minh EU ký FTA với 1 nước khác ngoài khối, thì vừa là FTA song phương, đồng thời cũng là FTA đa phương (tùy theo quan điểm coi nhóm nước trong EU kia là 1 khối kinh tế thống nhất hay chỉ là các nước trong cùng khu vực).
Vì thế chúng ta có cách phân chia FTA khác, đó là theo Quy mô và Nội dung cam kết: