Theo quy định của NHNN, Techcombank không được mua lại CCTG do chính Techcombank phát hành.

Chứng chỉ tiền gửi không phải là trái phiếu

Thực tế, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là hai loại hình đầu tư hoàn toàn khác nhau.

Với những ai chưa biết tới khái niệm chứng chỉ tiền gửi là gì, chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sản phẩm này có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm, an toàn và được bảo hiểm tương tự tiền gửi tiết kiệm. Trong khi đó, trái phiếu là một sản phẩm chứng khoán, xác nhận nghĩa vụ nợ phải trả của đơn vị phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Khoản phải trả này bao gồm phần vốn gốc và trái tức (lợi nhuận đã cam kết).

Bên cạnh đó, Điều 18; Mục 2; Chương III của Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 có nêu: “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng”.

Như vậy, chứng chỉ tiền gửi không phải là trái phiếu. Dù đều là hình thức huy động vốn của đơn vị phát hành, tuy nhiên trái phiếu là sản phẩm chứng khoán, trong khi đó chứng chỉ tiền gửi không phải là chứng khoán và có giá trị như một khoản gửi tiết kiệm.

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều có mức sinh lời ổn định.

Nên mua chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu để tối đa khả năng sinh lời?

Mua chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là những cách đầu tư sinh lời phổ biến trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn sản phẩm tài chính nào sẽ còn phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, khẩu vị rủi ro, thời gian xoay vòng vốn và mong muốn sinh lời của mỗi người.

Nhằm giúp khách hàng tối ưu hoá số tiền nhàn rỗi một cách an toàn, linh hoạt Techcombank mang đến sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của sản phẩm này:

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc có mức lãi suất vượt trội.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp giải đáp thắc mắc: “Chứng chỉ tiền gửi có phải là trái phiếu không?”. Mỗi sản phẩm tài chính sẽ có những đặc điểm riêng để phù hợp với từng mong muốn và mục tiêu sinh lời của mỗi người. Do đó, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn các sản phẩm tài chính để tối ưu khoản tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

Chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá được phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và được bảo hiểm theo Luật bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, đây là một kênh đầu tư có mức độ an toàn cao, khách hàng được đảm bảo quyền lợi về số tiền gốc và lợi nhuận.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

Lời khuyên để mua chứng chỉ tiền gửi an toàn, sinh lãi tốt

Trước khi quyết định sở hữu chứng chỉ tiền gửi, ngoài việc nắm rõ khái niệm chứng chỉ tiền gửi là gì, khách hàng nên lưu ý 4 lời khuyên sau:

Ví dụ: Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc do Techcombank phát hành không giới hạn thời điểm chuyển nhượng trong thời hạn của chứng chỉ. Do đó, khách hàng được quyền thỏa thuận lãi suất với người mua theo thời gian sở hữu thực tế và linh hoạt chuyển nhượng online.

Ví dụ: Khách hàng mua Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc do Techcombank phát hành với số tiền 1,800,000,000 VND và có nhu cầu chuyển nhượng sau 26 ngày nắm giữ. Khách hàng sẽ được nhận mức lãi như sau:

Với mức lãi lên đến 2.80%/năm (*) với thời hạn 26 ngày, khách hàng sẽ nhận được tổng cộng 1,800,000,000 VND tiền gốc và 3,590,137 VND tiền lãi.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho ví dụ ở trên.

(*) Ví dụ chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì mức lãi suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ và điều kiện, điều khoản của Techcombank.

Chứng chỉ tiền gửi là kênh đầu tư an toàn về mặt pháp lý và tối đa khả năng sinh lời với chủ sở hữu. Tuy nhiên, khách hàng nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị phát hành uy tín để gia tăng khả năng tối ưu số tiền nhàn rỗi và hạn chế các rủi ro có thể phát sinh.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được Techcombank phát hành theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm giúp khách hàng tối ưu lợi ích sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc cho phép khách hàng dễ dàng chuyển nhượng ngay khi cần tiền để nhận lợi suất hấp dẫn cho từng thời hạn nắm giữ.

Nếu cần được hỗ trợ thêm về CCTG Bảo Lộc, quý khách vui lòng liên hệ:

Được phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi khi và chỉ khi tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành (ví dụ: Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc do Techcombank phát hành) có thể yên tâm về tính an toàn và hợp pháp của tổ chức phát hành loại giấy tờ có giá này.

Chứng chỉ tiền gửi là kênh đầu tư an toàn về mặt pháp lý.

Được bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13

Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII ban hành ngày 18/06/2012 (sau đây gọi tắt là “Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13”), chứng chỉ tiền gửi thuộc loại tiền gửi được bảo hiểm.

Theo khoản 3 Điều 26 dẫn chiếu sang khoản 4 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, trong trường hợp tổ chức tín dụng không có khả năng hoàn trả tiền gốc và lãi chứng chỉ tiền gửi, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thẩm định hồ sơ và trả bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng.

Thời hạn để người được bảo hiểm nhận bảo hiểm tiền gửi là 60 ngày căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13. Quy trình, thủ tục nhận bảo hiểm tiền gửi tuân theo Điều 26 Luật này và Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 06/09/2014.

Những điểm khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

Tổ chức chính quyền như Chính phủ

Có thể thấy, yếu tố khác biệt cơ bản giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là mức độ an toàn.

Chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, do đó loại tiền gửi này có mức độ an toàn cao (tương tự như gửi tiết kiệm).

Trong khi đó, trái phiếu có mức độ an toàn thấp hơn. Bởi lẽ điều này sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của tổ chức phát hành và chất lượng tài sản bảo đảm của trái phiếu. Trái phiếu được phát hành bởi tổ chức phát hành có xếp hạng tín dụng tốt sẽ an toàn hơn các trái phiếu được phát hành bởi tổ chức khác. Trong đó, trái phiếu Chính phủ có ít rủi ro nhất vì đây là loại trái phiếu do Chính phủ phát hành và Chính phủ được coi là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường.

Lưu ý: Trên đây là những so sánh về chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Để hiểu rõ hơn về mức độ an toàn khi mua chứng chỉ tiền gửi, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không?

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là hình thức huy động vốn.