Nghề cắt tóc đã trở thành một trong những nghề được nhiều bạn trẻ ưa chuộng và theo đuổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng nghề này không thể mang lại thu nhập cao và giàu có trong tương lai. Thực tế, nghề cắt tóc có thể mang lại thu nhập rất tốt và giúp người làm nghề thoải mái về mặt tài chính.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nghề cắt tóc
Như đã đề cập ở trên, thu nhập của nghề cắt tóc không chỉ phụ thuộc vào giới tính của người làm mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí làm việc và cường độ công việc.
Như bất kỳ một ngành nghề nào khác, kinh nghiệm và kỹ năng là yếu tố quan trọng để xác định thu nhập của người làm nghề cắt tóc. Một nhà tạo mẫu tóc có nhiều kinh nghiệm và sở hữu những kỹ năng cao cấp sẽ có cơ hội nhận được nhiều khách hàng và thu nhập cao hơn.
Để phát triển kinh nghiệm và kỹ năng trong nghề cắt tóc, người làm cần thường xuyên cập nhật xu hướng mới và tìm kiếm các khóa đào tạo chuyên sâu. Đây cũng là cách để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Như đã biết, vị trí làm việc cũng có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người làm nghề cắt tóc. Một nhà tạo mẫu tóc làm việc tại các salon sang trọng và có quy mô lớn sẽ có thu nhập cao hơn so với những người làm việc tại các salon thường.
Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các khu vực đông dân cư và có nhiều khách hàng, khả năng thu được doanh thu cao cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, việc chọn vị trí làm việc cũng rất quan trọng đối với người làm nghề cắt tóc.
Cường độ công việc cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người làm nghề cắt tóc. Nếu bạn làm việc tại các salon cao cấp hoặc các sự kiện chuyên nghiệp, cường độ công việc sẽ tăng lên và thu nhập cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố khiến cho nghề cắt tóc luôn bận rộn và đòi hỏi sự cố gắng và nhịp nhàng trong công việc. Để duy trì được sức khỏe và sự tập trung trong công việc, người làm cần phải có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Theo đuổi nghề cắt tóc có dễ thành công không?
Để có thể đạt được thu nhập cao và giàu có trong nghề cắt tóc, không chỉ đòi hỏi người làm có kinh nghiệm và kỹ năng tốt mà còn cần có những cách tiếp cận và chiến lược phù hợp. Nghề cắt tóc luôn thay đổi và phát triển theo xu hướng mới trong ngành thẩm mỹ. Vì vậy, để có thể duy trì và phát triển sự nghiệp trong nghề cắt tóc, bạn cần:
Mức lương của thợ làm tóc nữ là bao nhiêu?
Mức lương của thợ làm tóc cho nữ tại Việt Nam có thể dao động tùy theo khu vực, cửa hàng và trình độ chuyên môn của từng thợ. Trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, mức lương trung bình của thợ làm tóc cho nữ có thể từ 5 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của thợ làm tóc bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, khả năng tư vấn và phục vụ khách hàng, cũng như sự nổi tiếng và uy tín của cửa hàng hoặc salon mà họ làm việc.
Những thợ làm tóc có kỹ năng cao, nhiều kinh nghiệm và khả năng tư vấn tốt thường được trả lương cao hơn. Ngoài ra, việc có khách hàng quen thuộc và đánh giá cao cũng giúp thợ làm tóc có cơ hội tăng lương và thu nhập từ việc làm thêm dịch vụ.
Ngoài mức lương cơ bản, thợ làm tóc còn có thể kiếm thêm tiền từ tiền boa, tip từ khách hàng, hoặc thậm chí là doanh số bán hàng nếu họ được tham gia vào việc bán sản phẩm chăm sóc tóc. Nhìn chung, để có thu nhập cao hơn, thợ cần không ngừng hoàn thiện kỹ năng, chăm chỉ và nhiệt tình trong công việc để thu hút và giữ chân khách hàng.
Nghề cắt tóc có giàu không, nghề cắt tóc nữ lương bao nhiêu?
Viết bởi admin droppii - 22/05/2024
Nghề cắt tóc là một trong những nghề được đánh giá cao về nghệ thuật và sự sáng tạo. Với vai trò là người tạo ra những kiểu tóc đẹp và phù hợp với từng khách hàng, nghề cắt tóc không chỉ đơn thuần là công việc mà còn là một niềm đam mê của nhiều người. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nghề cắt tóc có giàu không? Lương thợ cắt tóc nữ là bao nhiêu? Cùng Droppii tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây!
Gia tăng thu nhập cho thợ cắt tóc khi kinh doanh online trên Droppii
Có thể nói theo đuổi nghề cắt tóc không hề đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Có vô vàn những khó khăn cần phải giải quyết khi quyết tâm theo con đường này. Một trong những khó khăn dễ nhìn thấy nhất đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và xu hướng tạo mẫu tóc thay đổi chóng mặt theo thời gian. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lượng khách hàng và thu nhập của bạn sẽ bị giảm sút đi đáng kể.
Để không khiến bản thân rơi vào vòng xoáy bất ổn tài chính, giải pháp tốt nhất dành cho bạn ngay từ lúc này đó là tham gia kinh doanh dropshipping trên Droppii. Đây là ứng dụng bán hàng thương mại điện tử top đầu tại Việt Nam, tiên phong theo mô hình Dropshipping. Với mô hình này, bạn sẽ không cần phải lo bất cứ vấn đề gì liên quan đến vốn và hàng hóa. Nhiệm vụ duy nhất mà bạn cần quan tâm đó là làm sao tiếp cận được nhiều khách hàng và chốt thành công nhiều đơn hàng nhất có thể.
Nghề cắt tóc có giàu không? Trên thực tế, chỉ làm nghề cắt tóc không thể khiến bạn trở nên giàu có được. Thay vào đó, bạn nên biết cách kết hợp giữa theo đuổi nghề cắt tóc và kinh doanh online trên Droppii để gia tăng thêm thu nhập. Bắt kịp xu hướng bán hàng ngay hôm nay bằng cách liên hệ với Droppii để được tư vấn sớm nhất!
Mọi thắc mắc, liên hệ ngay Droppii theo thông tin sau: Hotline: 037 4520301 Email: [email protected]
Mọi thắc mắc, liên hệ ngay Droppii theo thông tin sau:
Giúp việc nhà, đi phụ hồ lấy tiền đi học
Là chị cả trong một gia đình có 5 chị em ở tỉnh Khánh Hòa. Năm 15 tuổi, cô bé Lê Thị Kim Trâm quyết định vào Bình Dương đi làm để lấy tiền tiếp tục đi học, phụ ba mẹ nuôi các em khôn lớn.
Nơi đất khách quê người, Trâm lao mình vào cuộc mưu sinh với đủ thế nghề như giúp việc nhà, giữ trẻ, chăm sóc người già, giặt đồ. Ban ngày đi làm, ban đêm Trâm đi học bổ túc. Có thời gian, Trâm làm đóng gói thực phẩm, móc len để thuận lợi hơn trong việc học tập. "Năm lớp 11,12 do thời gian học nhiều hơn, tiền học cũng cao hơn nên đi làm phụ hồ. Hồi đó đi làm 1 ngày được 25.000 đồng, ham lắm. Trong đầu Trâm lúc nào cũng thích được đi học", chị kể.
Tốt nghiệp phổ thông, Trâm chuyển lên TP.HCM làm việc tại một cửa hàng nước hoa. Đến năm 2005 thì lập gia đình với người đàn ông quê miền Trung sau quãng thời gian gần 3 năm quen biết, tìm hiểu.
Có gia đình, sinh con, cuộc sống của Trâm càng trở nên vất vả hơn khi mọi gánh nặng kinh tế dồn hết lên đôi vai bé nhỏ của chị. Người đàn ông vốn rất "ga lăng" lúc mới quen giờ đây khi đã làm chồng lại trở nên khác hẳn, phó mặc gia đình cho vợ. Lúc này, chị phải đi bán dừa, thạch rau câu… nhưng thu nhập cũng không thấm tháp gì so với những chi phí ngày càng đắt đỏ ở thành phố hoa lệ.
Một học sinh lớp 7 trở thành khách quen tiệm tóc chị Trâm trong suốt nhiều năm qua
"Công việc không đâu vào đâu cả. Tôi nghĩ sao thấy vất vả quá, cuộc sống sao mà chán quá. Rồi tôi nghĩ đến nghề cắt tóc gia truyền của gia đình và quyết định theo nghề đó", chị kể.
Ban đầu, Trâm đi làm thợ phụ cho một số tiệm tóc, với năng khiếu và sự chăm chỉ, tay nghề ngày một cao. Tuy nhiên, việc con nhỏ, lại ốm đau liên miên khiến cho công việc bị ảnh hưởng. Năm 2012, chị quyết định vay 40 triệu đồng để mở tiệm tóc của chính mình. Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, tiệm cắt tóc của chị đã có được một lượng khách quen khá đông, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhưng rồi sau đó, tai họa bất ngờ ập đến…
Mất một cánh tay và hai lần tìm đến cái chết
Năm 2016, trong lần một chở người em xuống Đồng Nai lo công chuyện, không may chị gặp tai nạn giao thông. Lúc trên đường về, dù chạy chậm nhưng do đường xấu nên xe ngã. Chiếc xe ben từ phía sau lao lên, cán lên cánh tay trái của chị.
Mất máu, Trâm chìm vào cơn mê. Tưởng mình không qua khỏi, trong suy nghĩ chị gửi lời trăn trối chăm sóc các con của mình đến người em đi cùng. Chị được đưa vào bệnh viện ở Đồng Nai, rồi được chuyển đến một bệnh viện lớn ở TP.HCM nhưng do vết thương quá nặng, cánh tay trái không thể nào giữ lại.
Nằm trong bệnh viện, Trâm nghĩ đời mình thế là hết. Mọi thứ trước mắt trở nên mơ hồ. Tương lai mù mịt. Nhưng nghĩ đến hai con, chị lại trăn trở với công việc. Còn một tay thì mình làm gì, hay mình đi lấy vé số, thức ăn để bán? Tuy nhiên, trong tận đáy lòng chị vẫn khao khát được làm tiếp nghề cắt tóc do cha truyền lại. Hàng trăm câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu. Nhiều ngày liền, trên giường bệnh, chị luôn tưởng tưởng đến việc cắt tóc với một cánh tay, cách xử lý với từng kiểu tóc được thực hiện như thế nào.
Công đoạn chuẩn bị các dụng cụ để chuẩn bị cho việc cắt tóc cũng đã khiến cho chị Trâm mất nhiều công sức, thậm chí cả máu.
Một tháng sau tai nạn, chị trở về nhà với trong sự mặc cảm, tự ti và lo sợ. Lúc này, những người thợ phụ vẫn đón khách nhưng bà chủ lại chẳng dám đối diện với khách. Chị lấy khăn trùm kín người để che đi khiếm khuyết của bản thân. Nhiều người tỏ ra nghi ngại, xa cách vì cơ thể không còn vẹn tròn của chị.
Với ánh mắt của những người xa lạ, chị có thể hiểu và chịu đựng được. Nhưng đau đớn thay, lúc này, người đàn ông bên cạnh chị cũng kỳ thị với thương tật mà chị không may phải chịu đựng.
Những đêm dài, nước mắt chị ướt đẫm gối. Tự trách bản thân mình, hai lần, trong đêm khuya, Trâm cầm thanh sắt nhỏ định đưa vào ổ điện để tìm đến cái chết. Nhưng cả hai lần, chính các con đã phát hiện và ngăn ý định của chị lại.
"Lúc đó, tôi nghĩ, có lẽ tại vì có mình nên ông xã mới không lo cho hai con. Bản thân cũng không còn thiết tha với cuộc sống. Mất cánh tay nhưng tất tần tật mọi việc trong nhà vẫn phải lo lắng. Buồn vô hạn. Nhưng rồi sau đó, tôi nghĩ nếu mình chết đi thì sẽ ra sao, ai chăm sóc hai con. Cuộc sống của con sẽ ra sao?", Trâm nhớ lại, mắt đỏ hoe.
Chính các con là động lực giúp chị gạt bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực để sống tiếp. Thấy người thợ cắt tóc chỉ có một cánh tay, nhiều người nghi ngại không chịu để Trâm cắt. Nhưng cũng có những vị khách đã dũng cảm ngồi lên ghế để chị thực hành. Trong thời gian đầu, do chưa quen nên có khi chị phải mất đến cả tiếng đồng hồ mới hoàn cảnh thành xong kiểu tóc cho khách. Nhiều trường hợp, thấy kiểu tóc của khách chưa ưng ý, bà chủ quyết định không lấy tiền.
Quán ngày càng vắng khách, những người thợ phụ cũng lần lượt nghỉ việc. Càng khó khăn, Trâm lại càng hạ quyết tâm phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Chị học cách thay lưới dao, cắt dao lam bằng chân. Không ít lần, lưỡi lam sắc nhọn chọc vào chân tứa máu, nhức nhối. Nhưng chị vẫn không bỏ cuộc.
“Vết thương của tôi từng giờ, từng giây đều đau nhức nhưng nghĩ các các con, tôi cố gắng vượt qua tất cả. Tôi không cho phép mình buồn”, chị Lê Thị Kim Trâm chia sẻ.
Trong khi, chị vẫn nỗ lực từng ngày, từng giờ để tập thích nghi với cơ thể mới của mình bao nhiêu thì lại chua xót nhận ra người chồng lại đang muốn rời xa mình bấy nhiêu. Trâm không nghĩ anh sẽ rời bỏ mình trong thời điểm chị đang gặp khó khăn nhất. Đau đớn nhưng chị vẫn muốn giữ anh lại để hai con có cha, có một gia đình trọn vẹn. Nhưng rồi, khi không còn hi vọng nữa thì chị chấp nhận buông tay. Hai người quyết định ly hôn.
Chính cô con gái đầu lòng trở thành thợ cắt tóc cho chị Trâm.
"Một phần trách ông xã, nhưng đến bây giờ tôi lại biết ơn là anh đã buông tay mình vì đó là động lực để mình sống tiếp. Vết thương của tôi từng giờ, từng giây đều đau nhức nhưng nghĩ các các con, tôi cố gắng vượt qua tất cả. Tôi không cho phép mình buồn. Nỗi buồn sẽ làm bản thân suy sụp, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc", chị chia sẻ.
Sau thời gian nỗ lực không ngừng, với cánh tay phải khéo léo và sự cẩn trọng trong công việc, tiệm cắt tóc của chị lại dần có nhiều khách quen. Đó là những người lao động trong xóm trọ nghèo gần quán, những bạn học của con và cả những vị khách người nước ngoài… Những chia sẻ, động viên và cả lời khen ngợi về tay nghề đã giúp chị dần trở lại với cuộc sống. Gạt bỏ được sự tự ti và mặc cảm.
Dịch Covid-19 xảy ra khiến cho tiệm cắt tóc của Trâm vắng khách hẳn. Thu nhập từ tiệm cộng với việc bán thêm món đặc sản chả cá Nha Trang cũng không giúp đủ tiền để trả chi phí mặt bằng, tiền học cho con cùng sinh hoạt của gia đình. Suốt nhiều tháng liền, chị phải vay mượn tiền từ gia đình, bè bạn để trang trải cuộc sống.
Rồi niềm vui bất ngờ đến với chị. Khi hay tin về hoàn cảnh của chị, nhiều người dù không quen biết đã tìm đến cắt tóc, chia sẻ. Có người ở nhiều quận huyện tại TP.HCM, cũng có người ở tận Bình Dương, Vũng Tàu... tìm đến quán nhỏ của chị. Ban đầu, nhiều người tìm đến trong số họ tìm đến vì lòng thương cảm, nhưng sau đó còn nhận ra rằng bà chủ quán cắt tóc đẹp, lại có trách nhiệm, vui vẻ.
"Khách ở gần nhường cho khách xa. Những người ở gần thường cắt vào lúc sáng sớm học lúc tối. Cũng nhờ có sự ủng hộ của mọi người mà tháng này có tiền đóng tiền thuê nhà, không phải đi vay mượn nữa", chị Trâm xúc động chia sẻ.
Chị Trâm hạnh phúc với công việc của mình, hai người con đều ngoan học giỏi. Chính cô con gái đầu lòng trở thành thợ cắt tóc cho chị Trâm.
4 năm sau tai nạn, người phụ nữ quê Khánh Hòa trải qua bao nhiều khó khăn, buồn tủi nhưng cũng trong khoảng thời gian này đã có không ít người chìa bàn tay ra với chị. Hơn lúc nào hết, chị cảm nhận rõ được sự ấm áp của tình người. Đó là những khách hàng thân thiết, là sự hỗ trợ của hội phụ nữ địa phương, là chị chủ nhà đã sẵn sàng bớt hẳn 5 triệu tiền thuê/tháng so với mặt hằng giá khi biết hoàn cảnh của chị trong suốt hai năm qua.
Hai người con của chị, dù thiếu đi người cha bên cạnh, dưới sự chăm sóc của chị đã khôn lớn từng ngày. Cô con gái đầu năm nay học lớp 10 là học sinh giỏi nhiều năm liền, còn cậu con trai 9 tuổi đã tự đạp xe đến trường vì thương mẹ, sợ mẹ đèo đi thì bị té. Ngoài việc học, cả hai bé đều phụ và tập tành học nghề cắt tóc từ mẹ.
Ở góc quán, những cuốn album của gia đình vẫn được chị để ngăn ngắn. Trong đó, vẫn còn đó bức ảnh của chị cùng chồng, của cả gia đình chụp cùng nhau. Hạnh phúc của chị Trâm hiện tại là được mở cửa cắt tóc cho khách, được chăm sóc và nhìn các con khôn lớn. "Chỉ còn một cánh tay, lại tối ngày bận rộn với công việc nên không thể đưa con đi chơi được. Nhưng hạnh phúc là cả hai con đều rất ngoan, hiểu và chia sẻ với mẹ trong tất cả mọi việc", chị nói.
“Chị Trâm là một người hết sức nghị lực. Trong thời gian đầu khi mới mất đi cánh tay, chị có phẩn tự ti, mặc cảm. Nhưng với bản lĩnh, tinh thần của chị đã ngày một tốt, thoải mái hơn. Chia sẻ với hoàn cảnh của chị Trâm, hằng năm, Hội LHPN phường đều vận động chăm lo cho gia đình. Trường học cũng vận động, hỗ trợ học phí cho các con của chị”, Trần Thị Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN Quận 2, TP.HCM.