Như các bạn đã biết, Ở Nhật vì mang bầu và sinh con thì không được tính là bệnh nên không dùng được bảo hiểm sức khỏe như bình thường, chính vì thế mà chính phủ đã đưa ra khá nhiều loại trợ cấp để đỡ bớt 1 phần gánh nặng về kinh tế khi sinh con.
Quy định về thời gian nghỉ thai sản tại Nhật Bản
Thủ tục trợ cấp thai sản tại Nhật Bản là nỗi niềm quan tâm của nhiều phụ nữ mang thai trong thời gian nghỉ làm để sinh con và dành cho những người đang làm việc tại Nhật Bản.
Theo đó, đối tượng được hưởng trợ cấp này là những người tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội tại công ty mà họ đang làm việc từ 1 năm trở lên và được nghỉ thai sản từ 42 ngày trước khi sinh con (trường hợp sinh đôi trở lên thì được nghỉ thai sản), thời gian từ 98 ngày trước khi sinh con đến 56 ngày sau khi sinh con.
Thời gian được hưởng chế độ thai sản là số ngày nghỉ thực tế trong thời gian đó. Số tiền trợ cấp sẽ được tính bằng 2/3 ngày lương nhân với số ngày nghỉ thực tế.
Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản/trợ cấp thai sản ở Nhật Bản 出産手当 Shussan teate
Phải đáp ứng 3 điều kiện sau bạn sẽ thỏa điều kiện thủ tục trợ cấp sinh con ở Nhật:
Công chức, viên chức hoặc nhân viên công ty tham gia Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia (健康保険組合) hoặc Hiệp hội Hỗ trợ Kinh tế Tương hỗ (共済組合) của cơ quan hoặc nơi làm việc của họ. Người tham gia bảo hiểm y tế tư nhân sẽ không được hưởng các quyền lợi nêu trên.
Vì điều kiện là phải tham gia bảo hiểm nên dù không phải là nhân viên chính thức vẫn được hưởng quyền lợi.
Sinh con, sẩy thai hoặc thai chết lưu sau khi mang thai từ 4 tháng trở lên sẽ được hưởng trợ cấp sinh sản. Sảy thai trước 85 ngày sẽ không nhận được trợ cấp.
Những người không nhận lương trước và sau khi sinh con hoặc nhận ít hơn mức trợ cấp thai sản sẽ được hưởng trợ cấp.
Đặc biệt, ngay cả những người đã nghỉ việc hoặc có ý định nghỉ việc vì sinh con vẫn được hưởng trợ cấp sinh sản nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau. Thứ nhất, thời gian tham gia bảo hiểm phải trên 1 năm. Thứ hai, nghỉ việc trong thời gian hưởng chế độ (42 ngày trước ngày dự sinh + số ngày sinh con sau ngày dự sinh (nếu có) + 56 ngày sau khi sinh con).
Làm thế nào để được hưởng chế độ trợ cấp?
Khi biết mình có thai, bạn cần nộp giấy thông báo mang thai.
Quy trình gửi thông báo mang thai được giải thích trong đường link sau: https://kurashi.yahoo.co.jp/procedure/details/108001
Khi gửi thông báo mang thai, bạn thường sẽ nhận được sổ tay sức khỏe bà mẹ và trẻ em cùng với “phiếu khám thai” cho phép bạn nhận trợ cấp khám thai. Tùy theo chính quyền địa phương, nó có thể được gọi là “phiếu trợ cấp” hay “phiếu tư vấn” thay vì “phiếu khám thai”.
Bằng cách nộp phiếu khám khi khám thai tại bệnh viện, chi phí bạn phải trả sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, nếu bạn đi khám thai tại bệnh viện không chấp nhận “phiếu khám thai”, bạn sẽ có thể nhận được số tiền trợ cấp thông qua các thủ tục khác.
Số tiền trợ cấp khác nhau tùy thuộc vào chính quyền địa phương. Theo kết quả khảo sát do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố năm 2023, mức trung bình toàn quốc là 107.792 yên. Vui lòng kiểm tra trang chính thức của chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống để biết chi tiết.
Tần suất khám thai được hỗ trợ như sau:
Những vật dụng/giấy tờ cần mang theo khi khám thai
Khi đi khám thai cần mang theo những vật dụng/giấy tờ như sau:
Khi đi khám thai, bạn sẽ được kiểm tra các mục liên quan đến sức khỏe của thai phụ và em bé như sau:
Ngoài ra, cơ sở y tế sẽ thực hiện xét nghiệm máu, tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm khi cần thiết. Trong những tuần cuối của thai kỳ (khoảng 36 tuần), xét nghiệm Non-stress test (NST) sẽ được tiến hành để kiểm tra tình trạng của em bé. Họ sẽ sử dụng một thiết bị theo dõi chuyển dạ để kiểm tra độ căng của bụng và tình trạng của em bé. Thời gian kiểm tra sẽ mất khoảng 40 phút. Xét nghiệm này là phương pháp điều trị tự chi trả và có giá khoảng 2.000 đến 3.000 yên. Tùy thuộc vào chính quyền địa phương, mục này có thể được nhận trợ cấp hoặc không.
Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ I – Trợ cấp nghỉ chăm con)
Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ II – Trợ cấp một lần khi sinh con)
Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ III – Đăng ký khai sinh)
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Công đoàn đề xuất Dự thảo Luật cần điều chỉnh theo hướng tăng số lần nghỉ việc để đi khám thai lên 7 lần
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đó là kiến nghị của Công đoàn ngành Giáo dục khi đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Dự thảo Luật BHXH đề xuất mức hưởng 2.000.000 đồng cho một con khi sinh, bao gồm cả trường hợp con chết hoặc chết lưu. Theo Công đoàn, mức trợ cấp như đề xuất này quá thấp, không đáp ứng được các chi phí trong thời gian mang thai, sinh con. Đặc biệt, căn cứ vào mức sống của từng vùng, số tiền trợ cấp nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho người mẹ sinh con.
Vì vậy, mức trợ cấp trên cần tăng để đảm bảo thực hiện được chủ trương khuyến khích, thu hút nhiều người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể, mức trợ cấp hằng tháng tối thiểu phải bằng mức chuẩn hộ nghèo nông thôn. Thời gian hưởng trợ cấp 4 tháng (4 tháng là thời gian hồi phục cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ sau sinh con trước khi trở lại làm việc). Chi phí hưởng chế độ trợ cấp thai sản do ngân sách nhà nước đảm bảo và có sự chia sẻ quỹ bảo hiểm xã hội, nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân cho tất cả bà mẹ sinh con tại Việt Nam.
Công đoàn ngành Giáo dục cũng cho rằng, trong suốt thời gian triển khai thi hành luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về thời gian nghỉ và mức trợ cấp cho lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, chưa có quy định về thời gian nghỉ dưỡng thai được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế hay không.
Do vậy, Công đoàn đề xuất bổ sung quy định thời gian nghỉ, mức trợ cấp cho lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Cùng với đó, nếu lao động nữ có thời gian nghỉ dưỡng thai trên 14 ngày làm việc trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.
Về mức hưởng chế độ thai sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) "Mức hưởng chế độ thai sản một tháng của người lao động… bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng đóng bảo hiểm xã hội gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản". Công đoàn cho rằng, cần xem lại quy định này cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Tổ chức lao động quốc tế, mức hưởng chế độ khi sinh con được quy định trong Công ước số 183 (năm 2000) ít nhất bằng 2/3 mức lương hoặc thu nhập được bảo hiểm. Bổ sung cho quy định này, Khuyến nghị số 191 năm 2000 đã yêu cầu các quốc gia nâng mức trợ cấp lên bằng mức lương của người lao động đã hưởng trước đó. Hiện nay, nhiều quốc gia như: Singapore, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan… đều quy định mức trợ cấp bằng 100% mức tiền lương của người lao động trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Vì thế, để đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người lao động và phù hợp với xu hướng chung của nhiều quốc gia, dự thảo cần quy định mức trả trợ cấp thai sản tính trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Một kiến nghị quan trọng khác được Công đoàn nêu là, theo Khoản 1, Điều 48 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội qui định "Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 5 lần. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tối đa là 2 ngày cho 1 lần khám thai". Như vậy, Dự thảo vẫn giữ nguyên quy định này của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Theo Công đoàn, quy định này không hợp lý, bởi trên thực tế, trong suốt thời gian mang thai và sinh con, người lao động nữ đi khám thai nhiều hơn 5 lần. Các khuyến nghị dưới góc độ y khoa đều cho biết, thông thường người phụ nữ mang thai phải trải qua ít nhất khoảng 7 lần đi khám thai định kỳ. Ngoài ra, còn có những lần khám thai theo chỉ định đặc biệt của bác sĩ, để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và an toàn sức khoẻ cho người mẹ.
Vì thế, Dự thảo Luật cần điều chỉnh theo hướng tăng số lần nghỉ việc để đi khám thai lên 7 lần. Ngoài ra, người lao động nữ có thể nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp phải đi khám thai nhiều hơn 7 lần theo chỉ định của bác sĩ.
Đại diện Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam đánh giá dự thảo luật Bảo hiểm xã hội lần này có nhiều sửa đổi so với trước đây, trong đó có các quy định liên quan đến quyền lợi của lao động nữ như: chế độ chăm sóc con ốm đau; chế độ hưởng khi khám thai, sinh con; chế độ đối với người mang thai hộ; chế độ với người nhận nuôi con nuôi; chế độ hưởng bảo hiểm xã hội một lần...
Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo về chính sách đối với lao động nữ cần được tiếp thu chỉnh sửa nhằm cải thiện tốt hơn quyền của lao động nữ.