9.2.1.Phân nhóm các phương pháp dùng lời: 9.2.1.1.Phương pháp thuyết trình: *) Định Nghĩa : Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống. *) Phân loại : Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông. + Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố miêu tả, trần thuật. Nó được sử dụng khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – công nghệ… Trong giảng thuật, giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn, những câu nói hay những đoạn trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện lịch sử…để làm cho bài giảng thêm sinh động, diễn cảm, giàu hình ảnh. Cũng có thể kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học để minh họa cho việc trình bày của mình. Cũng có thể đặt ra những câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý, định hướng sự lắng nghe hoặc kích thích tính tích cực cũng như để kiểm tra hiệu quả việc lĩnh hội tri thức của học sinh. + Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên tắc trong các môn học. Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh. Trong quá trình dạy học, giảng giải thường kết hợp với giảng thuật. + Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng hạn như trình bày các trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó. Phương pháp này đối với việc dạy học ở PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải. Khi dùng, nó thường kết hợp với hai phương pháp kia. * Cấu trúc của phương pháp thuyết trình: Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó. - Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh. - Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phải xem xét. - Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch. + Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung, cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc. Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày. Đó là: Quy nạp phân tích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau. Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyển sang giải quyết vấn đề khác. +>Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích, nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo. Trong việc chứng minh các bài toán hình học thường gặp loại quy nạp này. +>Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản, đối lập. + Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể. Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu. - Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh dưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét. Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báo tái hiện hoặc có tính vấn đề. Cách giải quyết vấn đề có thể bằng logic quy nạp hay logic diễn dịch. Điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng. * Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình: Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau: - Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc. - Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm. - Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học. - Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo tinh kinh tế cao. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình còn có những hạn chế, nếu sử dụng không đúng có thể: - Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi. - Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói. - Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh. * Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình: Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần: - Trình bày chính xác các hiện tượng,sự kiện, khái niệm, định luật, vạch ra bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập. -Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói gọn, rõ, sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, xúc tích. - Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng dẫn tư duy của học sinh thông qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi thích hợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vào đúng lúc, đúng chỗ. - Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ bản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.
Gợi ý 20+ cách thuyết trình giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng Anh
Tuỳ thuộc vào ngành nghề, công việc, vốn ngoại ngữ của mỗi người để có thể lên ý tưởng nội dung bài giới thiệu về nghề nghiệp bằng tiếng Anh phù hợp. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý thêm để mọi người tham khảo:
I am a doctor at a general hospital in Ho Chi Minh City, and I have been working in this field for over 10 years. As a doctor, I diagnose and treat patients, perform medical procedures, and provide advice on health and wellness. This job is very demanding and requires a lot of dedication, especially when handling emergencies and critical cases. However, the satisfaction of saving lives and improving patients' health is incredibly rewarding. I work closely with a team of dedicated medical professionals who support each other in providing the best care possible. Our hospital is well-equipped with modern facilities, which helps us deliver high-quality healthcare. The medical field is constantly evolving, offering numerous opportunities for professional development and career advancement. I am proud to be a doctor and contribute to the well-being of my patients.
Tôi là bác sĩ tại một bệnh viện đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh và tôi đã làm việc trong lĩnh vực này được hơn 10 năm. Là một bác sĩ, tôi chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, thực hiện các quy trình y tế và cung cấp lời khuyên về sức khỏe và thể chất. Công việc này rất đòi hỏi và yêu cầu sự cống hiến cao, đặc biệt là khi xử lý các trường hợp khẩn cấp và nguy cấp. Tuy nhiên, sự hài lòng khi cứu sống và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân là vô cùng đáng giá. Tôi làm việc chặt chẽ với một nhóm các chuyên gia y tế tận tâm, những người luôn hỗ trợ lẫn nhau để cung cấp chăm sóc tốt nhất có thể. Bệnh viện của chúng tôi được trang bị hiện đại, giúp chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Lĩnh vực y tế luôn phát triển, mang lại nhiều cơ hội phát triển chuyên môn và thăng tiến nghề nghiệp. Tôi tự hào là một bác sĩ và đóng góp vào sức khỏe của bệnh nhân.
I am a high school teacher at ABC High School, and I have been teaching for over 5 years. As a teacher, I prepare lesson plans, deliver lectures, and assess students' progress. My responsibilities also include creating a positive learning environment and supporting students' academic and personal growth. Teaching can be quite challenging, especially when addressing diverse learning needs, but seeing my students succeed and develop is very rewarding. I collaborate with a team of passionate educators who are dedicated to providing quality education. Our school is well-resourced, offering various tools and technologies to enhance the learning experience. Education is a dynamic field with many opportunities for professional growth and advancement. I am proud to be a teacher and help shape the future of my students.
Tôi là giáo viên trung học tại Trường Trung học ABC và tôi đã giảng dạy được hơn 5 năm. Là một giáo viên, tôi chuẩn bị kế hoạch bài giảng, giảng dạy và đánh giá tiến độ học tập của học sinh. Trách nhiệm của tôi cũng bao gồm tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển học thuật và cá nhân của học sinh. Giảng dạy có thể khá thách thức, đặc biệt là khi phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, nhưng nhìn thấy học sinh của mình thành công và phát triển là rất đáng giá. Tôi hợp tác với một nhóm các nhà giáo dục đam mê, những người tận tâm cung cấp giáo dục chất lượng. Trường của chúng tôi được trang bị đầy đủ, cung cấp nhiều công cụ và công nghệ để nâng cao trải nghiệm học tập. Giáo dục là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội phát triển chuyên môn và thăng tiến. Tôi tự hào là một giáo viên và giúp định hình tương lai của học sinh của mình.