Như đã đề cập ở trên, thời gian học thạc sĩ chính quy tại Việt Nam thường kéo dài từ 2 đến 2,5 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian học thạc sĩ
Học thạc sĩ bao nhiêu năm? Thời gian học lên thạc sĩ không phải là một con số cố định, mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Hình thức đào tạo là một trong những yếu tố quyết định thời gian học lên thạc sĩ. Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam thường áp dụng hai hình thức đào tạo chính: Đào tạo chính quy và đào tạo tại chức.
Với đào tạo chính quy, sinh viên sẽ dành toàn bộ thời gian cho việc học tập tại trường, theo học các môn học, tham gia nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ trong một thời gian tập trung. Thông thường, thời gian học thạc sĩ chính quy kéo dài từ 2 đến 2,5 năm.
Ngược lại, hình thức đào tạo tại chức thường dành cho những người đang đi làm, muốn vừa học vừa làm. Học viên có thể sắp xếp lịch học linh hoạt hơn, thường học vào các buổi tối, cuối tuần hoặc theo các khóa học ngắn hạn. Thời gian học thạc sĩ tại chức thường kéo dài từ 2,5 đến 3 năm hoặc hơn.
Tính chất của mỗi chuyên ngành cũng ảnh hưởng đến thời gian học thạc sĩ.
Các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, thường đòi hỏi sinh viên phải đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, thực hành và hoàn thiện luận văn, do đó, thời gian học thạc sĩ có thể kéo dài hơn so với các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
Khả năng tiếp thu, kỹ năng học tập, cũng như khả năng quản lý thời gian của mỗi người sẽ có ảnh hưởng lớn đến thời gian học thạc sĩ mất bao lâu. Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc, khả năng tự học tốt và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả thường hoàn thành được chương trình học sớm hơn. Họ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, nhanh chóng hoàn thành các bài tập và dự án, và viết luận văn trong một thời gian ngắn
Sau khi đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian học, giờ đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về thời gian học lên thạc sĩ tại Việt Nam.
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024
Thực hiện kế hoạch đào tạo sau đại học năm 2024, sáng ngày 02/7/2024 Học viện Quản lý giáo dục tổ chức Lễ Trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024.
Đến dự Lễ Trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024, có đại diện Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, Hội đồng trường, các khoa, phòng và các giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học của Học viện đặc biệt là sự có mặt của 04 Tân Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục và 93 Tân Thạc sĩ gồm: 01 Thạc sĩ ngành CNTT, 15 Thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng, 77 Thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục; trong đó có 01 Tiến sĩ và 05 Thạc sĩ là lưu học sinh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
PGS.TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, thay mặt cho lãnh đạo và tập thể sư phạm Học viện phát biểu và chúc mừng
Trong Lễ Trao bằng cho các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ. PGS.TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, thay mặt cho lãnh đạo và tập thể sư phạm của Học viện đã phát biểu và chúc mừng các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ đã cố gắng nỗ lực vượt qua các khó khăn, nỗ lực học tập và nghiên cứu để hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của mình tại Học viện và mong muốn trong thời gian tới khi trở về đơn vị công tác hay tham gia vào môi trường làm việc mới các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ tiếp tục nỗ lực cố gắng, phát huy thế mạnh của mình và những kiến thức đã thu hoạch được trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện để phục vụ tốt hơn nữa cho công việc của bản thân và đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đồng thời rất mong muốn đối với các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ nhận bằng hôm nay tiếp tục nỗ lực nghiên cứu khoa học để trở thành những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo quản lý có nhiều công trình nghiên cứu khoa học để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển nghiên cứu khoa học của đất nước, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của nhân loại.
Tân thạc sĩ Nguyễn Thị Tú Uyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Minh khai phát biểu cảm ơn
Thay mặt cho các tân tiến sỹ, tân thạc sỹ nhận bằng tốt nghiệp năm 2024, cô Nguyễn Thị Tú Uyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục đã cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Học viện, các thầy giáo, cô giáo, các khoa, Phòng Quản lý Đào tạo – Giáo dục chính trị và công tác sinh viên, các phòng, ban chức năng cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Học viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nghiên cứu sinh, học viện cao học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Hôm nay, sau quá trình cố gắng học tập, nghiên cứu được nhận tấm bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ đầy vinh dự này, chúng em sẽ cố gắng tiếp tục phát huy hơn nữa những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và sẽ tiếp tục nghiên cứu, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc được giao.
Những hình ảnh buổi Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024:
Tham dự có ông Trần Khải Toàn, Phó Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ; TS Nguyễn Đỗ Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp. Về phía lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội có TS Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội…
Theo báo cáo tóm tắt quá trình đào tạo đối với lớp cao học khóa 29 đợt 1 và các nghiên cứu sinh tốt nghiệp năm 2023, trong kỳ thi tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2021, có 378 thí sinh đăng ký dự thi cao học theo 6 ngành đào tạo, sau quá trình xét tuyển kết hợp với thi tuyển, 307/378 thí sinh trúng tuyển, trong đó có 82 thí sinh trúng tuyển theo định hướng nghiên cứu; 225 thí sinh trúng tuyển theo định hướng ứng dụng. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, có 300/307 thí sinh trúng tuyển đã làm thủ tục nhập học, đạt tỷ lệ 97,7%, trong đó có 80 thí sinh trúng tuyển nhập học theo định hướng nghiên cứu và 220 thí sinh trúng tuyển nhập học theo định hướng ứng dụng. Ngoài ra, Trường cũng đã tiếp nhận 15 lưu học sinh Lào vào học tại Trường theo diện Hiệp định. Như vậy, tổng số học viên cao học Khóa 29 đợt 1, bao gồm cả lưu học sinh Lào (tính đến thời điểm xét tốt nghiệp) là 315 học viên.
Phát biểu tại Lễ Bế giảng, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên nhiệt liệt chúc mừng kết quả học tập và ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của 237 tân thạc sĩ (Khóa 29 –đợt 1, Khóa 27, 28) và 38 tiến sĩ (từ Khóa 20-đến 25)- đã hoàn thành tốt và xuất sắc khóa học của mình.
“Để có được kết quả học tập này, có thể thấy các anh chị đã phải nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu trong học tập, vượt qua nhiều khó khăn của chính bản thân và gia đình. Tôi cho rằng đây là thành quả ngọt ngào mà các anh chị đạt được trong hành trình nghề nghiệp. Quãng thời gian học tập tại Trường, tuy dài ngắn khác nhau nhưng tôi tin rằng đều mang lại cho các anh chị những trải nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học thú vị, những kỷ niệm đẹp về mái trường, về thầy cô, bạn bè; đồng thời với kết quả học tập đạt được còn là tiền đề, là hành trang để các anh chị đi tiếp, vững vàng hơn trên những bước đường sắp tới.” - TS Đoàn Trung Kiên bày tỏ
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội - TS Đoàn Trung Kiên chúc mừng các tân thạc sĩ, tiến sĩ.
Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên bày tỏ mong muốn, với những kết quả học tập thu lượm được tại trường, khi trở về đơn vị công tác, với vị trí nghề nghiệp của mình, các học viên sẽ nỗ lực hết mình, tiếp tục tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, lan tỏa các giá trị cốt lõi của nhà trường là tạo nên những con người ham học hỏi, biết làm việc, sẵn sàng bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân và phụng sự tổ quốc.
Đại diện cho các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ tốt nghiệp năm 2023 phát biểu tri ân tại Lễ Bế giảng, tân TS Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể lãnh đạo nhà trường, các thầy, cô giáo.
Tân TS Nguyễn Thị Minh Phương phát biểu tri ân
Đồng thời, hứa sẽ không ngừng rèn luyện, trau đồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục nỗ lực cố gắng để vận dụng, thực hành một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã được trau dồi trong quá trình nghiên cứu, học tập tại Trường vào thực tiễn công việc của mình, để chứng minh và khẳng định với xã hội rằng: Nguồn nhân lực đào tạo và cung cấp cho xã hội của Trường Đại học Luật Hà Nội là sản phẩm nhân lực pháp luật chất lượng cao như khẩu hiệu hành động của Nhà trường “Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững”; luôn cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà Trường; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong nghề nghiệp và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội với tư cách là cựu học viên của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhân dịp này, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng công bố Quyết định khen thưởng, trao giấy khen cho các học viên cao học đạt thành tích tốt trong học tập và hoạt động của trường; công bố các quyết định công nhận tốt nghiệp cho các học viên cao học; trao bằng cho các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ.
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội - TS Đoàn Trung Kiên trao Giấy khen cho các học viên cao học đạt thành tích tốt trong học tập và hoạt động của trường.
Các lớp nghiên cứu sinh tặng quà tri ân nhà trường
Con đường học vấn không bao giờ là giới hạn, và việc theo đuổi một tấm bằng thạc sĩ đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi quyết định học thạc sĩ chính là: “Học lên thạc sĩ mất mấy năm?”. Thời gian học thạc sĩ không phải là một con số cố định, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian học thạc sĩ, chi phí và thời gian học, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.