Thêm bài hát vào playlist thành công
Các địa điểm không nên bỏ lỡ trong Lăng Bác
Bảo tàng Hồ Chí Minh được nằm ở phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên mảnh đất Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Ao cá Bác Hồ có diện tích 3.320 m², chiều sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây. Ao cá Bác Hồ hiện có 20 loài cá sinh sống, chủ yếu là cá chép, chép vàng, cá mè…
Tuy nhiên, đông đảo nhất vẫn là cá rô phi với số lượng khoảng 2.000 con. Ao còn có một số loài cá đặc biệt như cá vền, cá chày đất, cá nheo, cá lăng chấm,…
Nhà sàn của Bác được thiết kế đơn sơ và giản dị. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh, để lại ấn tượng sâu sắc trong hàng chục triệu trái tim đã từng đến thăm nơi đây.
Đường Xoài là con đường mà Bác hay đi bách bộ sau những giờ làm việc căng thẳng và để tập thể dục buổi sáng.
Trong bài “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa”
Chùa Một Cột (quận Ba Đình – Hà Nội) nằm ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Với những thông tin chia sẻ về “Lịch thăm Lăng Bác – Địa chỉ Lăng Bác nằm ở đâu?” hy vọng các bạn sẽ có một chuyến đi Lăng Bác thật ý nghĩa và vui vẻ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tại id Beauty Center
Vui lòng chờ trong chốc lát, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn ngay!
Mình gọi bác là “Samchon”. Mình biết từ này người Hàn thường dùng để gọi người bác ruột trong gia đình. Nhưng có sao, mình là người ngoại quốc mà, nhầm lẫn một chút để người đối diện cảm thấy thân thiết và ấm áp hơn thì có sao.
Hôm đó là ngày nghỉ đầu tiên của Chuseok (Tết Trung thu). Ở Hàn, tết Trung thu quan trọng ngang bằng với tết Âm Lịch, họ đều gọi hai ngày này là “Minh Tiết”. Trường mình cho sinh viên nghỉ 2 ngày, tính cả thứ bảy và chủ nhật thì là 4 ngày nghỉ liên tiếp. Vé tàu đi Busan vào cuối tuần đã đặt, người dân địa phương mình liên lạc đã xác nhận cho mình ở nhờ và cách đi lại cũng đã rõ. Điều duy nhất mình phải suy nghĩ lúc bấy giờ là đi đâu trước chuyến Busan đây. Mở tấm bản đồ Daejeon ra ngắm một lát, mình quyết định: Đi bừa một cái làng nào đấy và xin ở nhờ nhà dân một đêm – mình muốn biết Chuseok thật sự trong một gia đình nông thôn ở Hàn Quốc là như thế nào.
Ngồi cùng với mình trên xe bus đến trạm cuối cùng ở làng Chansaem là một bác trai tầm 50 – 60 tuổi. Bác kéo theo một túi đồ khá lớn mà mình có thể ngửi thấy từ trong đó mùi tanh của cá (Lúc đó đang đói bụng nên chỉ thèm ăn thôi chứ không thấy khó chịu gì hết). Một lúc sau, xe bus kết thúc chặng tại một ngôi làng bốn bề toàn núi rừng và ruộng vườn bát ngát, nhà cửa xung quanh đóng cửa im lìm và chẳng thấy có người đi lại ngoài đường, mình vội chạy đến hỏi bác.
“Cháu có thể tìm được một ngôi nhà cho cháu ngủ nhờ một đêm được không ạ?”
Bác nói một tràng, mình không hiểu gì hết
Sau một lúc vật lộn với vốn tiếng Hàn ít ỏi và google translate, mình hiểu được bác đang nói rằng ở quanh đây không có nhà nghỉ, bảo mình thử đến chỗ “phó thôn” hỏi thăm xem. Thấy mặt mình ngơ quá, bác dẫn mình đi. Sau đó, có vẻ như bác “phó thôn” không có nhà, một chị gái trẻ và xinh xắn nói cái gì đó, thế là hai bác cháu ra về. Cuối cùng, bác thu xếp cho mình ở lại nhà bác.
Căn nhà nhìn từ bên ngoài khá tồi tàn, còn bên trong thì hẹp và bừa bộn. Chắc đây là một ngôi nhà nghèo tại Hàn Quốc, mình nghĩ, nếu thế thì nghèo ở Hàn Quốc vẫn còn tiện nghi chán so với nghèo ở Việt Nam. Nhưng hóa ra chỉ là bác không hay dọn dẹp, chủ yếu sống một mình và con cái ít khi về thăm nên mới vậy.
Bác làm động tác đi ngủ rồi chỉ tay lên trời.
Bác cho mình mấy quả trứng để nấu mì, mang ra các loại kim chi để ăn kèm. Bác nhìn vào nồi mì Omachi của mình rồi hỏi ơ sao mày ăn mì nguội ngắt thế. Người Hàn thường ăn canh trong trạng thái bát canh sôi sùng sục, mì Hàn còn cần đun nóng hơn mì Việt Nam nên bác mới nghĩ vậy. Nhìn mình ăn một lúc bác thấy ngứa mắt quá nên bảo “Để bác làm cho mày một nồi mì sôi sùng sục thứ thiệt cho mà xem”
Ăn xong bác đưa cho mình một đôi tất nam màu đen to đùng của bác, nói đi vào đi chứ sàn nhà bẩn lắm.
Buổi chiều hai bác cháu đi lên trang trại của bác. Qua nhà bà hàng xóm, bác buôn chuyện với người ta rằng có con bé người ngoại quốc, đi đến làng này để ngắm cảnh, mà trời cái làng này có cái quái gì để ngắm với chả nghía đâu chứ; đi hai mình thì không sao, mà nó là con gái lại đi một mình, làm sao yên tâm cho nó đi tha thẩn quanh đây được, thế là tôi đành cho nó ở nhà tôi,…Bà hàng xóm với cái lưng đã rất còng, vừa nhổ rau trên vườn nhà vừa hăng hái tiếp chuyện “Trời ạ, đúng rồi, chứ còn gì nữa!”
Bác có cả một quả đồi trồng nào những bí ngô, ớt, quả mâm xôi,…Trên đường đi lên trang trại là rừng cây hạt dẻ và cây hồng. Hai bác cháu vừa leo đồi vừa nhặt hạt dẻ rơi rụng đầy để ăn dịp Chuseok. “’Bàm’là hạt dẻ, không phải, ‘bàm’ chứ không phải ‘bàm’; ‘càm’ là quả hồng, thử ăn đi!” Bác nhặt dưới đất lên một quả hồng đã nứt chín, bẻ ra làm đôi rồi nhoàm, nhoàm, mỗi bên cắn một miếng rồi vứt đi. Bác nhặt một quả khác đưa cho mình, nhìn vào đất ẩm còn bám lại bên ngoài vỏ hồng mình sợ quá nhưng thôi, nhập gia tùy tục. Kết quả là hồng rất ngọt và ngon. Bác chỉ cho mình các loại cây và hoa. Bên cạnh ngôi nhà nhỏ để nghỉ ngơi khi đang làm vườn của bác là mộ của vợ bác. Đó là một nơi rất cao, rất thoáng, xung quanh toàn hoa cỏ và nói chung là đẹp.
Bác bảo bác là “poor man”; mình bảo bác đâu có nghèo, bác sở hữu nhiều bất động sản thế này cơ mà.
Mình quan sát bác đổ hạt dẻ vào một cỗ máy ầm ĩ để gọt vỏ, rồi ăn luôn. Hóa ra người Hàn ăn hạt dẻ sống, mình ăn thử và chẳng thấy ngon chút nào. Đến chiều tối thì theo bác vào bếp làm canh kim chi và canh tương. Làng quê yên ắng tầm này đã không còn quá yên ắng nữa, vì những đứa con từ thành phố đã lái xe mang cả gia đình nhỏ của mình về quê nhà.
“Làng này không có mấy người đâu. Bọn trẻ chúng nó không thích sống ở đây”
Đang ăn bữa tối dở thì các con của bác cũng về. Bác có hai người con trai: anh thứ hai đã có vợ và một đứa con đáng yêu, mới 2 tuổi tên là Jun – bắt chước mọi người, mình gọi em là Junnie. Junnie xuất hiện với một đống kẹp tóc yểu điệu trên đầu làm mình ban đầu cứ tưởng ẻm là con gái. Hai anh con trai bác nhìn thoáng một cái đã biết ai là anh cả, ai là anh hai. Anh cả trầm tính, điềm đạm, ít nói. Còn anh thứ hai hay nói chuyện với mình và cũng hay cười tít mắt lên – đặc trưng của những con người mắt một mí.
“Em không cần cố ăn nốt canh kim chi đâu, cái đó cay lắm. Em ăn gà đi này. Ăn nhiều vô, nhiều vô”
“Em đến Hàn bao lâu rồi, 1 tháng à, 1 tháng mà nói giỏi nhỉ”
“Em bao nhiêu tuổi, 21 à, ước gì được trở lại tuổi 21 nhỉ. Hồi 21 tuổi chị nhớ chị chỉ toàn uống rượu”
Khung cảnh sum họp gia đình vào Chuseok nói chung là rất ấm áp và cảm động. Khác hoàn toàn với lúc ở một mình, bác hay cười hơn, nói chuyện nhiều hơn, tràn đầy sức sống hơn; bác không rời nổi bé Junnie một giây nào. Có một cảnh tượng mà mình thấy sao mà tương đồng văn hóa với Việt Nam ghê luôn: đó là khi Junnie vấp ngã, nó òa khóc muốn nổ banh cả cái nhà. Bác vội vàng ôm Junnie vào lòng rồi đánh cái sàn nhà tới tấp “Cái sàn nhà hư này, để ông đánh chừa nó nhé, hư này, hư này, thôi nào ông thương, ông thương”. Trong khi đó, hai anh chị bố mẹ thằng bé vừa gặm gà rán, vừa thay nhau nói “Không sao đâu bố ơi, kệ nó đi”
Các con bác mang rất nhiều quà về, trong đó có cà phê. “Bác bị nghiện cà phê đấy ạ”, mình bảo. “Ừ đúng rồi, ái chà hai người nói với nhau nhiều chuyện phết nhỉ”, anh thứ hai bảo.
Quả thật là trong nhà có rất nhiều cà phê. Từ trưa đến tối, bác pha 3 cốc cà phê, mỗi cốc pha hai gói lận. Mình để ý vì lần nào pha cà phê bác cũng hỏi mình uống không, và mình lại trả lời một câu là “Cháu không uống được cà phê ạ”. Bác chỉ vào từng bịch cà phê xếp quanh phòng bếp “Cái này là cà phê sau khi vừa tỉnh dậy, cái đó là cà phê sau bữa sáng, cái này sau bữa trưa, cái kia sau bữa tối, còn cái kia nữa cho buổi đêm” Bác uống rất nhiều cà phê và hút thuốc cũng rất nhiều nữa. Haizz
Sau khi ăn tối xong, mình định rửa bát thì bác quát lớn: “Đi ra, đi ra mau, không phải rửa, ở đây tôi rửa bát quen rồi. RA MAU!!!”
Từ buổi chiều, bác đã thu xếp cho mình một căn phòng riêng ở bên ngoài. Căn phòng đó đã từng là phòng của anh con thứ hai, giờ ảnh chuyển đi rồi nên phòng đó thành nơi chứa những bịch ớt khổng lồ. Phòng đó thật sự rất đẹp và sạch sẽ, với một chiếc giường lớn. Mình là một đứa đi du lịch bụi may mắn khủng khiếp khi mang thân phận ở nhờ nhưng chủ nhà nào cũng thu xếp cho mình một phòng ngủ riêng – mọi thứ đều tiện nghi và riêng tư, y như là bỏ tiền thuê phòng khách sạn vậy. Tuy nhiên, đến tối thì trời trở lạnh, hai anh con trai bác đã tình nguyện vào ngủ ở căn phòng đó để nhường cho mình ngủ trong nhà chính với chị vì chỗ đó ấm áp hơn. Một lúc sau mình mới hiểu dụng ý này, nên mình tiếc ngẩn ngơ căn phòng riêng với những bịch ớt đáng yêu ấy. Đáng nhẽ ra mình phải bảo rằng cháu không thấy lạnh đâu!!!
Tối hôm đó bé Junnie khóc dữ, bác lật đật chạy qua phòng chị rồi bảo có lẽ nên để mình ngủ ngoài kia, vì sợ thằng bé quấy khóc mình không ngủ được. Nhưng chị bảo con dỗ được nó ngay ý mà.
Sáng hôm sau, cả nhà bày biện mâm cỗ thịnh soạn. Đầu tiên là giỗ bác gái, sau đó cả nhà quây quần ăn sáng. Chị hỏi han mình về chuyến đi Busan sắp tới, bảo rằng ở nhờ nhà nguy hiểm lắm, nếu không có chỗ ngủ hãy qua đêm tại phòng tắm hơi (jimjjibang), hoặc đến sở cảnh sát…
“Có thể ngủ tại sở cạnh sát ạ?”
“Không, đến đó bọn họ sẽ tìm giúp em một nơi để qua đêm”
Ăn xong xuôi, cả nhà bắt mình mang về quá trời món: một đống hoa quả, bánh kẹo, gà rán,… Ngẫm lại thực sự rất lạ, hai lần mình ở nhờ nhà, đã không mất tiền thì chớ lại còn được chủ nhà cho quà mang về; Mình-đúng-là-một-con-bé-may-mắn, và mình rất biết ơn về điều đó. Một người được nhận quá trời lòng tốt của khác, có trách nhiệm lan tỏa lòng tốt đó cho những người khác nữa.
Tiện đường vào thành phố để đi thăm họ hàng, gia đình bác đã đưa mình về tận kí túc xá luôn. Có hai xe, bác muốn ngồi cùng xe với mình để tiễn mình về tận nơi. Ỏ, trái tim tan chảy!!!
Làng Chansaem, bác, các anh, chị, bé Junnie, mèo Sung yi, mèo Bi Ho, cảm ơn rất nhiều ❤