Để có thể học chơi cờ vây, điều trước hết bạn phải nắm được những điều luật chơi cờ vây cơ bản sau:

Vụ du học sinh VN 'đạp cờ vàng' dưới góc nhìn pháp lý của Úc

Việc du học sinh người Việt tại Úc giẫm đạp lên lá cờ vàng ba sọc đỏ và có phát ngôn được cho là thách thức và gây thù hận sẽ được xử lý như thế nào?

Ngày 6/5, luật sư Trần Kiều Ngọc từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt rằng với thông tin giới hạn và không được trực tiếp tiếp xúc với các đương sự nên bà chỉ có thể đánh giá tổng quát rằng du học sinh nói trên có thể đối mặt với một số luật khác nhau, gồm di trú, hình sự và phỉ báng.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do Úc Châu, nói với BBC News Tiếng Việt: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhà trường, Bộ Giáo dục và Bộ Di trú. Tôi nhắc đến Bộ Di trú vì ai đến Úc du học đều phải tuân thủ luật pháp và khi cậu này bị đình chỉ học thì đã vi phạm điều kiện visa. Hơn nữa, nếu cậu này muốn xin định cư tại Úc sau khi học thì khi vụ việc này được ghi vào hồ sơ sẽ khó có cơ hội để xin ở lại."

Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales, thông tin với BBC News Tiếng Việt rằng ông đã làm việc với cảnh sát và gửi thông báo cho các dân biểu tiểu bang và liên bang về vụ việc.

Về khía cạnh pháp luật Di trú/visa của trường hợp du học sinh giật và giẫm đạp lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như có lời lẽ tục tĩu, luật sư Trần Kiều Ngọc, trong phân tích, nhắc đến điều kiện 8303 của visa đến Úc:

"Điều kiện này là: 'Bạn không được tham gia vào các hoạt động gây rối đối với, hoặc trong bạo lực mà đe dọa gây hại cho, cộng đồng Úc hoặc một nhóm người trong cộng đồng Úc'. Năm 2017, điều khoản 8303 được điều chỉnh để nhấn mạnh rõ và đặc biệt là nó trao quyền cho bộ trưởng hủy bỏ visa của một người khi họ có hành vi bất lợi chống lại các cá nhân trong cộng đồng, nhưng có thể không nhất thiết bị xử lý theo luật hình sự."

"Các hoạt động này có thể bao gồm 'ngôn từ kích động thù địch' công khai hoặc phỉ báng trực tuyến nhắm vào cả nhóm và cá nhân dựa trên giới tính, tình dục, tôn giáo và dân tộc. Bằng chứng do các cơ quan thực thi pháp luật cung cấp về âm mưu gây tổn hại hoặc kích động bạo lực đối với một cá nhân cũng có thể được xem xét theo điều kiện 8303."

"Nếu cảnh sát hoặc Bộ Di Trú Úc xác nhận rằng cậu trẻ này có vi phạm điều khoản 8303, thì cậu sẽ nhận được một thông báo cảnh báo về dự định hủy visa của cậu từ Bộ Di Trú. Cậu sẽ có cơ hội để cung cấp các lý do vì sao visa của cậu không nên bị hủy."

Đồng thời, luật sư Kiều Ngọc cũng nêu trường hợp khác là nếu kết quả điều tra cho thấy rằng cậu du học sinh này không vi phạm điều kiện nào của visa thì Bộ Di Trú không có lý do để hủy visa và đuổi cậu về nước được.

"Tuy vậy, đối với một học sinh ngỗ nghịch hoặc có những lời nói không phù hợp cho môi trường học đường, nhà trường có thể có quyền không nhận học sinh ấy học tại trường mình.", luật sư nhận định.

Bà Ngọc nói thêm rằng, khi một du học sinh bị trường đuổi học thì cần báo với Bộ Di Trú hoặc để tìm một trường mới chịu nhận và điều chỉnh lại visa của mình: "Nếu học sinh này không làm gì cả, Bộ Di Trú sẽ gửi thông báo rằng họ sẽ hủy visa của du học sinh ấy dựa trên lý do là du học sinh đã vi phạm điều khoản 8202 'You must remain enrolled in a registered course', tức phải tiếp tục ghi danh trong một khóa học được thừa nhận."

Còn theo Bộ luật hình sự tại tiểu bang NSW, người chịu trách nhiệm về hành vi của mình kể từ 10 tuổi và các nghi phạm từ 10 đến 18 sẽ được giải quyết tại Tòa Án Trẻ Em NSW. Khi đưa ra phán quyết thì Tòa Án này buộc phải xem xét lứa tuổi và mức độ trưởng thành của người trẻ trong quá trình quyết định mức án.

Bà Ngọc nói: "Hành vi quấy phá của cậu trẻ này có thể có khả năng bị truy tố vào một hoặc cả hai tội danh: (1) Phá hoại tài sản với mức án cao nhất có thể lên đến từ 5 tới 6 năm tù; hoặc và (2) Gây rối trật tự công cộng với mức án cao nhất là 3 tháng tù hoặc bị phạt tiền."

"Nói tóm lại, nếu bị truy tố và bị kết tội, thì việc thực thi mức độ hình phạt nặng nhẹ sẽ còn tùy theo phán quyết của tòa. Chỉ trừ khi cậu bị phạt tù trên 12 tháng (điều này khó có thể xảy ra nếu cậu chỉ bị phạt tội làm hư hỏng lá cờ) thì có thể cậu sẽ bị hủy visa và trục xuất khỏi nước Úc vì lý do không đạt đủ điều kiện về mặt đạo đức.", luật sư phân tích.

Quan điểm của người Việt tại Úc?

Vì việc xảy ra ở tiểu bang New South Wales nên đại diện Cộng đồng Người Việt Tự do ở khu vực này, ông Paul Huy Nguyễn, hy vọng du học sinh trên sẽ bị trừng phạt một cách thỏa đáng theo luật pháp nước Úc để cộng đồng người Việt tại Úc cũng như hải ngoại nói chung không chịu uất ức. "Hình phạt thế nào thì phụ thuộc vào điều tra của cảnh sát cũng như Bộ Di trú và chúng tôi đang làm việc sát sao để có kết quả thỏa đáng," ông nói.

Ông Paul cho biết đã cung cấp bằng chứng cho cảnh sát và đưa yêu cầu: "Nếu đây chỉ là hành vi tự phát cá nhân, theo sự vô ý thức của cá nhân thì cảnh sát có thể đưa ra hình phạt tương xứng, tức làm mất trật tự an ninh nơi công cộng và làm hư hại tài sản của người khác. Nhưng nếu họ điều tra những lời lẽ của video mà cậu học sinh sử dụng là ngôn ngữ khiêu khích, mạ lị cả cộng đồng thì phải đặt nghi vấn rằng hành động này là cá nhân hay là có tổ chức đằng sau xúi giục. Như vậy, vụ này có tiềm năng gây nhiễu loạn trong xã hội thì hình phạt sẽ nặng hơn nếu bị kết tội. Đây là hướng điều tra mà chúng tôi được cảnh sát thông báo, để giải quyết thỏa đáng vụ việc này."

"Sau khi chúng tôi liên lạc các bên, ngay lập tức Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales nhận được những email, bình luận đe dọa với lời lẽ thô bạo. Riêng tôi và phó chủ tịch đã bị hăm dọa cá nhân tới tính mạng và chúng tôi đã trình báo lên cảnh sát. Chúng tôi nghĩ rằng diễn biến này là một nghi vấn về việc có lực lượng đứng sau cậu này," ông nói.

Ông Paul cũng cho biết thêm, trên trang Facebook của Cộng đồng, có khoảng 5.000 bình luận chửi rủa, quy chụp Cộng đồng ông là tổ chức khủng bố, phản động chống lại nhà nước Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Paul Huy Nguyễn

Ông Paul nói: "Những bình luận này đa phần có giọng điệu, lời lẽ giống nhau, tương tự của đội ngũ dư luận viên mà Cộng đồng đã gặp phải trong những đợt biểu tình, tưởng niệm 30/4. Các tài khoản này cũng không phải là của người thật."

Còn ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do Úc Châu, nói sẽ đáp trả vụ việc này một cách văn minh, theo luật pháp nước Úc: "Hiện bạn du học sinh đang bị tạm đình chỉ và Bộ Giáo dục nói sẽ có biện pháp cứng rắn và đó là kết quả chúng tôi có được. Chúng tôi sẽ liên hệ với bên cựu chiến binh vì tôi nghĩ tiếng nói của họ có ảnh hưởng nhất định. Tôi cũng mong Úc sẽ thông qua đạo luật Magnitsky để chế tài người cộng sản đàn áp tự do, nhân quyền thì nếu có những trường hợp tương tự, nghiêm trọng thì chúng tôi có thể dùng đạo luật này để kiến nghị tước bỏ quốc tịch của gia đình của họ."

Bà Hoa Nguyễn, một người Việt tại Úc, cho rằng: "Cộng đồng người Việt tự do ở Úc Châu cư xử văn minh, công bằng, phi bạo lực và chính danh. Việc yêu cầu cháu này phải xin lỗi công khai trên truyền thông là cần thiết. Nếu không làm, thì ta tiến hành lấy chữ ký gửi bộ di trú để hủy visa trả về nước theo luật định. Cộng đồng cũng nên ra thông cáo về việc này để cảnh báo với các cháu về hậu quả và ngăn chặn hiệu quả việc tiêm nhiễm của dư luận viên cộng sản làm hại tương lai các cháu ở Úc."

Luật sư Kiều Ngọc cũng nêu băn khoăn với BBC rằng liệu đẩy mạnh sự việc đi xa, đến mức độ có thể khiến cho cậu trẻ này bị trục xuất ra khỏi nước Úc thì đó có phải là cách giải quyết tốt nhất hay không:

"Dù gì, cậu trẻ này cũng là nạn nhân của một nền giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền. Hoặc cũng có thể có động lực chính trị sau lưng, có hệ thống. Nếu chúng ta dồn sức trục xuất một cậu trẻ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ra khỏi nước Úc, nó có khả năng gây thêm sự uất hận trong lòng những bạn trẻ này. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của các du sinh khác và người trẻ trong nước về cách ứng xử của người Việt hải ngoại. Và đó là điều mà tôi nghĩ Cộng sản VN có thể sẽ lợi dụng tối đa để tuyên truyền kích động."

"Thiết tưởng, chúng ta có thể nhân cơ hội của trường hợp tiêu biểu này để quảng bá về giá trị và ý nghĩa của cờ vàng đến các em du sinh này. Việc này có thể thực hiện bằng cách sắp xếp một buổi họp mặt giữa nhà trường, các em du học sinh tham gia trong vụ việc giật cờ vàng và phía cộng đồng người Việt. Trong buổi họp này, nếu các em bày tỏ sự hối hận và có một lời xin lỗi chân thành thì tôi tin rằng, người Việt nơi đây sẽ rất bao dung và đón nhận các em," luật sư Kiều Ngọc nói.

"Với cách thức giải quyết ôn hòa, nhân bản, tuy sẽ không thể xoa dịu được hết nỗi đau về mặt tinh thần ngay tức khắc nhưng cái lợi lâu dài sẽ là phần thưởng vô giá cho công cuộc đấu tranh mà thế hệ tương lai sẽ có cơ hội nhìn thấy được một cộng đồng người Việt tỵ nạn thượng tôn pháp luật, hành xử bao dung và nhân văn," bà đúc kết.

BBC News Tiếng Việt đã liên lạc đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Úc và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney bình luận về vụ việc trên nhưng chưa nhận được phản hồi.

BP - Thời kỳ vua Tự Đức trị vì, đất nước ta xuất hiện các nhóm giặc cờ đều có nguồn gốc từ tàn quân của tổ chức Thiên Địa Hội ở Trung Quốc. Nhóm Cờ vàng với đại diện là Hoàng Sùng Anh, Bàn Văn Nhị là thủ lĩnh quân Cờ trắng, Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu giặc Cờ đen. Tuy nhiên khi dạt sang Việt Nam, sự phân hóa của các nhóm giặc cờ thành nhiều khuynh hướng đã gây ra sự căng thẳng ở các tỉnh biên giới. Năm 1868, quân Cờ trắng tập trung cướp bóc ở châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau trận này, vì xung đột về quyền lợi và phạm vi chiếm đóng, quân Cờ trắng đã bị quân Cờ đen loại bỏ.

Đứng đầu quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh, hay còn gọi là Hoàng Anh. Năm 1862, quân Cờ vàng hoạt động mạnh ở tỉnh Tuyên Quang. Sau 4 tháng, nhận thấy tình hình cướp bóc ở Tuyên Quang không đem lại kết quả, đến tháng 4-1862, Hoàng Anh vờ đưa ra kế hoạch đầu hàng triều Nguyễn. Nhưng đến tháng 6-1868, quân của Hoàng Sùng Anh lại hợp sức với quân Cờ đen tấn công thành Lào Cai. Hoàng Sùng Anh tạo phản, bị triều đình truy đuổi, năm 1869 buộc phải rút hết quân về tỉnh Cao Bằng. Liên tiếp bị quân và dân địa phương Cao Bằng đánh đuổi, cánh quân Cờ vàng buộc phải trú ẩn ở Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa). Sau 5 năm, triều đình vẫn chưa thể truy quét tận gốc cánh quân cướp bóc này. Đến tháng 8-1874, không chịu nổi sự truy kích của triều Nguyễn, Hoàng Anh lại xin hàng.  Nhưng đến năm 1875, nhóm quân của Hoàng Anh lại tạo phản. Tháng  6-1875, triều Nguyễn tập trung lực lượng tấn công nhiều phía, kết hợp với nhóm người Thổ ở địa phương, điều động Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa là Nguyễn Huy Kỷ cùng quan sở tại Nguyễn Văn Giáo nhằm tiêu diệt hoàn toàn tên đầu sỏ này. Đến tháng 8-1875, Hoàng Sùng Anh bị tiêu diệt.

Quân Cờ đen bắt đầu gây sự ở Lào Cai vào tháng 6-1868. Tuy nhiên, quân Cờ đen không phải một mình làm chủ vùng đất này mà ở Lào Cai cũng có quân Cờ vàng. Quân Cờ đen đã loại bỏ quân Cờ trắng của Hoàng Nhị Vãn và không thôi hy vọng làm bá chủ. Sự tồn tại của quân Cờ vàng đã cản trở mục tiêu chiếm đóng của quân Cờ đen, vì vậy quân Cờ vàng nhanh chóng bị quân Cờ đen gây áp lực phải chuyển địa bàn sang nơi khác. Mâu thuẫn giữa 2 cánh quân diễn ra gay gắt, đặc biệt là sau năm 1870, quân Cờ đen công khai chống đối các nhóm quân khác nhằm tranh giành quyền lợi ở các tỉnh biên giới phía Bắc.

Quân Cờ đen được coi là nhóm quân hoạt động mạnh nhất ở khu vực biên giới phía Bắc. Năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân Cờ đen tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Để loại bỏ tận gốc cánh quân Cờ vàng, điều cần thiết cho quân Cờ đen là phải có một địa bàn an toàn hoạt động lâu dài. Vì vậy, nhân cơ hội triều Nguyễn dụ hàng, Lưu Vĩnh Phúc đã chấp nhận. Vua Tự Đức ban cho Lưu Vĩnh Phúc làm Đề đốc trấn hạt Thập Lục Châu, cho tự do thu thuế. Trong quá trình hoạt động, quân Cờ đen đã tạo những bước chuẩn bị cần thiết về lực lượng, căn cứ, nhanh chóng loại bỏ quân Cờ vàng. Năm 1875, quân Cờ vàng bị quân Cờ đen tiêu diệt hoàn toàn.

Địa bàn hoạt động của quân Cờ đen ngày càng rộng lớn và sức ảnh hưởng của nhóm quân ngày càng mạnh. Sau đó, quân Cờ đen đánh bại Hà Quân Xương, tên cầm đầu các nhóm cướp bóc ở Bảo Thắng (Hưng Hóa), chiếm lấy thị xã Lào Cai làm căn cứ. Quân Cờ đen làm chủ hoàn toàn vùng biên giới, tự thu thuế của cư dân các vùng xung quanh. Sau này, Lưu Vĩnh Phúc đã phối hợp quân của Hoàng Thủ Trung, Phùng Tử Tài  và Hoa Hoa.

Hoàng Kế Viêm đánh dẹp các nhóm cướp bóc ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Đội quân Cờ đen trở thành lực lượng đắc lực chống Pháp và đã giành thắng lợi ở 2 trận Cầu Giấy (1874, 1883). Năm 1877, Lưu Vĩnh Phúc xin triều nhà Nguyễn ở lại Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa) sinh sống. Sang năm 1878, quân Cờ đen buộc phải rút hết về Trung Quốc theo yêu cầu của Pháp.

Từ thực tế lịch sử của dân tộc ta ở cuối thế kỷ XIX cho thấy rõ ý thức của triều đình nhà Nguyễn, mà đứng đầu là vua Tự Đức trong việc bảo vệ biên cương. Mỗi khi có sự tấn công của các nhóm phản loạn hay cướp bóc, Tự Đức luôn họp bàn với các quan quân để bàn phương pháp đối phó. Ông luôn có những biện pháp cấp bách để có thể đẩy lùi tình trạng bất ổn về an ninh, quốc phòng ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thái độ của Tự Đức cũng như quan quân triều đình và địa phương trước sau đều kiên quyết bảo vệ vững chắc cương giới đất nước.

Mặc dù quân Cờ đen có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chinh của Pháp đang xâm chiếm Đông Dương, nhưng chính quân Cờ đen cũng gây nhiều ta thán, tàn hại thường dân. Chính vì thế, Ông Ích Khiêm - một võ tướng đương thời đã tỏ rõ thái độ không đồng tình khi triều đình Huế mượn sức quân Cờ đen chống chọi với Pháp. Ông cũng chê trách các quan của triều đình khi đó là những kẻ bất tài nên khi hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều: Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu; Đến khi có giặc phải thuê Tàu... Và đây là bài học vô giá cho hậu thế ngày nay rằng: Giữ nước phải bằng chính sức lực của cả dân tộc, chứ không thể mượn người khác đến giữ nhà cho mình.

Copyright 2024 © Cleanpng.com Bảo lưu mọi quyền